Hồ Sơ Thị Trường

Hồ Sơ Thị Trường

Các quy định về xuất nhập khẩu của thị trường Singapore khá chặt chẽ. Xuất nhập khẩu tại thị trường Singapore cần phải có đầy đủ các chứng từ sau: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn, các chứng từ liên quan khác (giấy phép nhập khẩu…). Bên cạnh đó, Singapore còn có quy định về chứng từ đối với một số sản phẩm nhất định: các thương nhân kinh danh các sản phẩm thực phẩm tươi sống hoặc đã qua chế biến (bao gồm cả các thiết bị chế biến thực phẩm) cần phải đăng ký với Cơ Quan Thú Y và Thực Phẩm Nông Nghiệp (AVA) bên cạnh việc đăng kí với Hải Quan; các mặt hàng nước khoáng thiên nhiên, nước lọc, nước suối đóng chai, nước mắm, nước tương, thực phẩm, các loại thực phẩm qua chiếu xạ cần phải có các chứng từ bổ sung; các nhà nhập khẩu nếu muốn được hưởng ưu đãi về thuế quan thì cần phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; các nhà nhập khẩu ô tô đầu tiên phải có được giấy cho phép thanh toán thuế hàng hóa dịch vụ. Các nhà nhập khẩu phải dành được giấy phép nhập khẩu qua TradeNet (hệ thống điện tử do Cục Hải quan Singapore quản lý) trước khi nhập bất kì một loại hàng hóa nào.

Một số nét chính về chính sách kinh tế, đầu tư, thương mại

– Về đầu tư: Đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp (FDI) có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của Lào. Chính phủ Lào dự kiến tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI trong bối cảnh sự cạnh tranh càng tăng ở các nước trong khu vực và trên thế giới, bảo đảm môi trường đầu tư của Lào có tính cạnh tranh không kém các quốc gia trong khu vực.

– Về thương mại: Khuyến khích sản xuất hàng trong nước và tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu góp phần phát triển kinh tế – xã hội, từng bước nâng cao đời sống, thu nhập của người dân.

– Lào ưu tiên các ngành, lĩnh vực có tiềm năng lớn, thời gian hoàn vốn nhanh và có giá trị gia tăng cao, bao gồm:

+ Các ngành công nghiệp chế biến, điện, khai khoáng, may mặc, dệt, tiểu thủ công nghiệp, lắp ráp…

+ Các ngành dịch vụ: du lịch, bán buôn – bán lẻ, logistics, tài chính, ngân hàng…

+ Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp phục vụ đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ thương mại.

– Thúc đẩy sản xuất và dịch vụ thương mại thông qua việc đa dạng hóa và giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên.

– Tạo ra chuỗi sản xuất có khả năng gắn doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

– Khuyến khích đầu tư có chất lượng và bền vững trong các đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù bằng cách xây dựng các khu công nghiệp hiện đại và các khu đô thị mới. Ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp chế biến sử dụng công nghệ cao, hiện đại. Tạo môi trường đầu tư bằng hoặc tốt hơn so với các nước láng giềng.

– Chủ trương xây dựng Lào thành trung tâm dịch vụ quá cảnh nối liền Đông với Tây, Bắc xuống Nam; đẩy nhanh xây dựng tuyến giao thông kết nối với các nước trong Tiểu vùng như đường sắt, đường cao tốc…

Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

– Luật Khuyến khích Đầu tư sửa đổi (ban hành ngày 16/12/2016) với những nội dung cải tiến đáng chú ý về các hoạt động kinh doanh được ưu đãi miễn thuế (Điều 9): (i) Ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai (R&D), sử dụng sáng kiến đổi mới, công nghệ thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và năng lượng; (ii) Nông nghiệp sạch, hữu cơ, sản xuất hạt giống, giống vật nuôi, trồng cây công nghiệp, phát triển rừng, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, các hoạt động phát triển nông thôn và giảm nghèo; (iii) Công nghiệp chế biến nông sản thân thiện môi trường, tiểu thủ công truyền thống quốc gia và đặc sắc; (iv) Ngành phát triển du lịch thân thiện với môi trường, bền vững về tự nhiên, văn hóa và lịch sử; (v) Giáo dục, thể thao, phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng lao động, các tổ chức/trung tâm  đào tạo nghề, sản xuất trang thiết bị giáo dục và thể thao; (vi) Xây dựng bệnh viện hiện đại, sản xuất trang thiết bị y tế và dược phẩm, sản xuất và điều trị bằng thuốc y học truyền thống; (vii) Đầu tư, cung cấp dịch vụ và phát triển cơ sở hạ tầng công cộng nhằm giảm tắc nghẽn giao thông, phát triển khu dân cư, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ vận tải hàng hóa, dịch vụ quá cảnh và kết nối quốc tế; (viii) Ngân hàng chính sách và các tổ chức tài chính vi mô tập trung vào giảm nghèo đối với người dân và cộng đồng ít có điều kiện tiếp cận ngân hàng; (ix) Các trung tâm thương mại hiện đại xúc tiến sản phẩm trong nước và các thương hiệu nổi tiếng thế giới, các trung tâm triển lãm, hội chợ trưng bày các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công và công nghiệp trong nước.

– Các ưu đãi ngoài thuế: Miễn tiền thuê đất đối với đất đai thuộc sở hữu nhà nước:

– Dự thảo sửa đổi Luật Khoáng sản: Hiện nay Chính phủ Lào đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Khoáng sản với những sửa đổi bổ sung chặt chẽ trong quản lý lĩnh vực này, yêu cầu về đấu thầu, năng lực tài chính, công nghệ và kinh nghiệm hoạt động đòi hỏi rất cao, có lợi cho các tập đoàn xuyên quốc gia, bất lợi cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực khai khoáng ở Lào sẽ ngày càng căng thẳng.

– Ngày 17/11/2016, Chính phủ đã có quyết định thành lập Ủy ban Quản lý Đầu tư do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch và thiết lập Văn phòng Dịch vụ một cửa tại Cục Xúc tiến Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

– Hiện Chính phủ Lào đang xây dựng Chiến lược Đầu tư Quốc gia đến năm 2025, dự kiến sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể để thu hút đầu tư theo ngành và địa bàn cụ thể.

Hiện nay Lào chưa áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cũng như hàng rào kỹ thuật đối với thương mại.

Philippines là nước khá giàu tài nguyên thiên nhiên trên đất liền và dưới biển, có nhiều khoáng sản như vàng, đồng, sắt, crôm, măng-gan, than đá, dầu lửa và khí đốt.

Năm 2004, Chính phủ ước tính trữ lượng khoáng sản trong lòng đất có tổng giá trị khoảng từ 800 đến 1000 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay Philippines mới chỉ xuất khẩu khoáng sản khoảng 0,5 tỷ USD/năm.

Philippines chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp và trình độ phát triển còn thấp, GDP đầu người 500 USD (2011, xếp hạng 156 toàn cầu). dân số dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Nông nghiệp chiếm 12.3% GDP. Cây trồng chính là lúa, ngô, dừa, mía, chuối, dứa, cà phê, thuốc lá, bông, đay, các loại đậu và cây Abaca để lấy sợi. Trước đây, công nghiệp của Philippines chủ yếu là khai khoáng, gỗ và chế biến thực phẩm.

Một số ngành mới nổi lên là điện tử và may mặc xuất khẩu. Philippines buôn bán chủ yếu với Mỹ, Nhật. Nhập khẩu chính của Philippines là: dầu mỏ, than đá, sắt thép, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, lương thực, hoá chất .....

Dịch vụ ở Philippines phát triển khá mạnh, chiếm trên 54.4% GDP. Xuất khẩu lao động rất quan trọng, với trên 10 triệu người lao động ở nước ngoài, mỗi năm ước tính gửi về nước khoảng 10 - 12 tỷ USD.

Từ 1946, với chiến lược "thay thế nhập khẩu", kinh tế Philippines bắt đầu phát triển và có tốc độ tăng trưởng cao hơn Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Sang thập kỷ 70, với chiến lược "hướng vào xuất khẩu", kinh tế Philippines đã có một số kết quả tích cực: GNP năm 1979 đạt 7,5% và bình quân đầu người đạt 590 USD. Từ 1983, kinh tế Philippines khủng hoảng. Đến 1986, được sự hỗ trợ tích cực của các nước tư bản lớn và các tổ chức tài chính quốc tế, kinh tế Philippines phục hồi.

Năm 1996, GDP đạt 7,1%, dự trữ ngoại tệ đạt 11,6 tỉ USD, FDI đạt 5,5 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 1090 USD. Từ 1998 đến 2000 do khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực và tình hình nội bộ Philippines bất ổn nền kinh tế Philippines suy giảm. Giá trị đồng peso giảm mức thấp nhất.

Từ 2004 trở lại đây, kinh tế Philippines phát triển tương đối khá, đạt mức tăng trưởng 5 - 5,5%/năm, GDP năm 2005 đạt 1.080 USD/người. Xuất khẩu tăng khá, đồng Pêsô tăng từ 57 Pêsô/1 USD lên khoảng 50 Pêsô/1 USD. Năm 2009, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, GDP Philippines chỉ tăng 1.1%. Đến năm 2010 và 2011, kinh tế Philippines có dấu hiệu ph c hồi với mức tăng GDP lần lượt là 7.6% và 4.7%. Tuy nhiên, kinh tế Philippines còn nhiều khó khăn do cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế vùng nói riêng không hợp lý, quan hệ kinh tế đối ngoại chưa đa phương hoá, đa dạng hoá, nghèo đói, đặc biệt ở nông thôn chậm được giải quyết, bất ổn chính trị, an ninh, dân số tăng cao...

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Philippines ít bị ảnh hưởng hơn các quốc gia khác do ít tiếp xúc với chứng khoán quốc tế vốn đang khó khăn, ph thuộc ít vào xuất khẩu, sức tiêu dùng trong nước ổn định, kiều hối lớn từ 4-5 triệu người Philippines đang lao động ở nước ngoài. Dự trự quốc tế ở mức cao kỷ l c, hệ thống ngân hàng ổn định, thị trường chứng khoán tốt thứ hai ở Châu Á năm 2012. Tăng trưởng kinh tế Philippines trung bình 4,5% trong suốt thời kỳ Macapagal-Arroyo làm tổng thống, nhưng nghèo đói trở nên tồi tệ trong nhiệm kỳ của bà. Tăng trưởng kinh tế đã mạnh mẽ hơn dưới chính quyền của ông Aquino, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn quá cao. Thiếu việc làm là gần 20% và hơn 40% số người có việc làm không chính thức. Chính quyền của ông Aquino đã nỗ lực để tăng ngân sách cho giáo d c, y tế, giúp đỡ tài chính cho người nghèo và các chương trình chi tiêu xã hội khác, và nhờ khu vực tư nhân giúp các dự án cơ sở hạ tầng lớn theo chương trình hợp tác công-tư. Những thách thức dài hạn bao gồm cải cách quản trị và hệ thống tư pháp, xây dựng hạ tầng, cải thiện khả năng dự báo, và thuận lợi hóa kinh doanh, thu hút hơn nữa các khoản đầu tư trong và ngoài nước.

Chi tiết hồ sơ thị trường Philippines vui lòng xem tại đây Upload/2016/AEC/H%E1%BB%92%20S%C6%A0%20TH%E1%BB%8A%20TR%C6%AF%E1%BB%9CNG%20PHILIPPIN.pdf

Philippines là nước khá giàu tài nguyên thiên nhiên trên đất liền và dưới biển, có nhiều khoáng sản như vàng, đồng, sắt, crôm, măng-gan, than đá, dầu lửa và khí đốt.

Năm 2004, Chính phủ ước tính trữ lượng khoáng sản trong lòng đất có tổng giá trị khoảng từ 800 đến 1000 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay Philippines mới chỉ xuất khẩu khoáng sản khoảng 0,5 tỷ USD/năm.

Philippines chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp và trình độ phát triển còn thấp, GDP đầu người 500 USD (2011, xếp hạng 156 toàn cầu). dân số dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Nông nghiệp chiếm 12.3% GDP. Cây trồng chính là lúa, ngô, dừa, mía, chuối, dứa, cà phê, thuốc lá, bông, đay, các loại đậu và cây Abaca để lấy sợi. Trước đây, công nghiệp của Philippines chủ yếu là khai khoáng, gỗ và chế biến thực phẩm.

Một số ngành mới nổi lên là điện tử và may mặc xuất khẩu. Philippines buôn bán chủ yếu với Mỹ, Nhật. Nhập khẩu chính của Philippines là: dầu mỏ, than đá, sắt thép, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, lương thực, hoá chất .....

Dịch vụ ở Philippines phát triển khá mạnh, chiếm trên 54.4% GDP. Xuất khẩu lao động rất quan trọng, với trên 10 triệu người lao động ở nước ngoài, mỗi năm ước tính gửi về nước khoảng 10 - 12 tỷ USD.

Từ 1946, với chiến lược "thay thế nhập khẩu", kinh tế Philippines bắt đầu phát triển và có tốc độ tăng trưởng cao hơn Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Sang thập kỷ 70, với chiến lược "hướng vào xuất khẩu", kinh tế Philippines đã có một số kết quả tích cực: GNP năm 1979 đạt 7,5% và bình quân đầu người đạt 590 USD. Từ 1983, kinh tế Philippines khủng hoảng. Đến 1986, được sự hỗ trợ tích cực của các nước tư bản lớn và các tổ chức tài chính quốc tế, kinh tế Philippines phục hồi.

Năm 1996, GDP đạt 7,1%, dự trữ ngoại tệ đạt 11,6 tỉ USD, FDI đạt 5,5 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 1090 USD. Từ 1998 đến 2000 do khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực và tình hình nội bộ Philippines bất ổn nền kinh tế Philippines suy giảm. Giá trị đồng peso giảm mức thấp nhất.

Từ 2004 trở lại đây, kinh tế Philippines phát triển tương đối khá, đạt mức tăng trưởng 5 - 5,5%/năm, GDP năm 2005 đạt 1.080 USD/người. Xuất khẩu tăng khá, đồng Pêsô tăng từ 57 Pêsô/1 USD lên khoảng 50 Pêsô/1 USD. Năm 2009, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, GDP Philippines chỉ tăng 1.1%. Đến năm 2010 và 2011, kinh tế Philippines có dấu hiệu ph c hồi với mức tăng GDP lần lượt là 7.6% và 4.7%. Tuy nhiên, kinh tế Philippines còn nhiều khó khăn do cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế vùng nói riêng không hợp lý, quan hệ kinh tế đối ngoại chưa đa phương hoá, đa dạng hoá, nghèo đói, đặc biệt ở nông thôn chậm được giải quyết, bất ổn chính trị, an ninh, dân số tăng cao...

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Philippines ít bị ảnh hưởng hơn các quốc gia khác do ít tiếp xúc với chứng khoán quốc tế vốn đang khó khăn, ph thuộc ít vào xuất khẩu, sức tiêu dùng trong nước ổn định, kiều hối lớn từ 4-5 triệu người Philippines đang lao động ở nước ngoài. Dự trự quốc tế ở mức cao kỷ l c, hệ thống ngân hàng ổn định, thị trường chứng khoán tốt thứ hai ở Châu Á năm 2012. Tăng trưởng kinh tế Philippines trung bình 4,5% trong suốt thời kỳ Macapagal-Arroyo làm tổng thống, nhưng nghèo đói trở nên tồi tệ trong nhiệm kỳ của bà. Tăng trưởng kinh tế đã mạnh mẽ hơn dưới chính quyền của ông Aquino, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn quá cao. Thiếu việc làm là gần 20% và hơn 40% số người có việc làm không chính thức. Chính quyền của ông Aquino đã nỗ lực để tăng ngân sách cho giáo d c, y tế, giúp đỡ tài chính cho người nghèo và các chương trình chi tiêu xã hội khác, và nhờ khu vực tư nhân giúp các dự án cơ sở hạ tầng lớn theo chương trình hợp tác công-tư. Những thách thức dài hạn bao gồm cải cách quản trị và hệ thống tư pháp, xây dựng hạ tầng, cải thiện khả năng dự báo, và thuận lợi hóa kinh doanh, thu hút hơn nữa các khoản đầu tư trong và ngoài nước.

Chi tiết hồ sơ thị trường Philippines vui lòng xem tại đây Upload/2016/AEC/H%E1%BB%92%20S%C6%A0%20TH%E1%BB%8A%20TR%C6%AF%E1%BB%9CNG%20PHILIPPIN.pdf