“Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin” là một trong những câu hỏi chúng tôi thường xuyên nhận được từ các bạn học sinh THPT. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ mọi chuyên ngành của ngành Công nghệ thông tin để đưa ra được quyết định chọn ngành chính xác.
Chuyên ngành Mạng máy tính & An toàn thông tin (An ninh mạng)
An ninh mạng (Cybersecurity) có thể được hiểu là ngành chuyên bảo vệ các mạng thông tin và máy tính khỏi nguy cơ bị xâm nhập và trộm cắp các thông tin bảo mật. Nhiệm vụ của ngành này là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và ứng phó các cuộc tấn công. Để có thể bảo vệ được các hệ điều hành, các chuyên gia an ninh mạng cần phải tạo ra các rào cản chắc chắn để có thể chống lại không chỉ những tấn công từ bên ngoài mà còn từ bên trong.
Trọng tâm của chuyên ngành học là những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các vị trí trong lĩnh vực An ninh mạng. Trong chương trình học, sinh viên sẽ cung cấp nền tảng kiến thức về Công nghệ thông tin như: Mạng quản trị, Phân tích dữ liệu, Mạng lưới thông tin.
Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được đào tạo về các kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Có thể kể đến: Phòng thủ không gian mạng, Rủi ro không gian mạng, Điện toán đám mây, An toàn truy nhập dữ liệu từ xa, An toàn công nghệ thông tin, An toàn hệ thống mạng.
Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin
Mỗi chuyên ngành mà ngành CNTT có đều có những kiến thức chuyên môn khác nhau. Từ đó việc khi ra trường bạn sẽ làm những công việc khác nhau theo chuyên ngành trong lĩnh vực CNTT. Vậy nên để trả lời được câu hỏi “Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin?”, bạn sẽ cần phải hiểu được chính bản thân mình trước tiên. Thử trả lời những câu hỏi theo các bước dưới đây, có thể sẽ giúp bạn tìm được chuyên ngành phù hợp nhất đấy.
Bước 1: Ước mơ của bạn trong lĩnh vực CNTT này là gì? (Tôi muốn chế tạo ra người máy/ Tôi xây dựng một ứng dụng công nghệ để khởi nghiệp/…)
Bước 2: Ước mơ này của bạn liên quan đến chuyên ngành nào nhiều nhất?
Bước 3: Hãy kết nối với những giảng viên đang giảng dạy ngành CNTT để chia sẻ về ước mơ và dự định của bạn để nhận được những hướng dẫn có chuyên môn hơn nhé. Chẳng hạn như đặt câu hỏi và tương tác trực tiếp với Fanpage của Ngành Công nghệ thông tin để kết nối với các giảng viên chuyên gia trong lĩnh vực CNTT.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo thử chương trình đào tạo ngành CNTT tại trường Đại học Thái Bình Dương để hình dung được những chuyên ngành nào, kiến thức nào mà bạn sẽ học khi lựa chọn lĩnh vực của tương lai này.
Học đại học, cao đẳng hệ chính quy
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu học, rất nhiều trường đã đào tạo thêm ngành CNTT. Tuy nhiên về chất lượng đầu ra ồ ạt hàng năm, tình trạng sinh viên ra trường không tìm được việc làm là rất lớn. Những trường Top đầu về giảng dạy CNTT là: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học FPT, Đại học Công nghệ (ĐHQGHN), Học viện Kỹ thuật Mật mã,…
Ngành công nghệ thông tin có dễ xin việc không?
Trong giai đoạn bùng nổ công nghệ như hiện nay, CNTT có thể coi là một trong những ngành nghề nổi bật nhất. Thị trường lao động yêu cầu khối lượng nhân sự rất lớn để đảm nhận những vị trí liên quan đến công nghệ thông tin tại các công ty.
Trong khi đó, chưa có nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành CNTT ở Việt Nam hiện nay, nguồn cung nhân lực thấp hơn nhu cầu thực tế. Chính vì vậy, khối lượng tuyển dụng nhân viên ngành CNTT đã và đang không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây mới mức lương trung bình khá cao.
Trên thị trường lao động hiện nay, mức lương các vị trí phổ biến trong ngành công nghệ thông tin dao động từ 10 - 20 triệu/tháng, nhiều vị trí yêu cầu kinh nghiệm dày dặn có thể đạt mức lương từ 40 - 60 triệu/tháng.
Nhiều vị trí không yêu cầu bằng đại học, kỹ năng code, người học có thể tự nghiên cứu, tham gia các khóa học ngắn hạn để trang bị đầy đủ kiến thức, đồng thời chủ động thực hành, tăng kinh nghiệm thực tế.
Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin?
Nếu có đam mê và yêu thích ngành nghề công nghệ thông tin, người học có thể lựa chọn theo đuổi chuyên ngành sau đây:
Đây là chuyên ngành được nhiều người yêu thích và lựa chọn nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Chuyên ngành khoa học máy tính chỉ có ở hệ đào tạo sinh viên đại học và sau đại học.
Sinh viên theo học khoa học máy tính sẽ được tìm hiểu lý thuyết và thực hành về ngôn ngữ lập trình, cấu trúc máy tính, hệ điều hành,... Nhìn chung là kiến thức về thông tin, tính toán và hệ thống mạng, máy tính.
Cơ hội nghề nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này cũng rất rộng, có thể kể đến như: Lập trình viên PHP, lập trình viên .NET, lập trình viên Java, lập trình viên Web, lập trình viên Android/iOS, nhân viên IT, nhà nghiên cứu, giảng viên, kỹ sư CNTT, kỹ sư phần mềm, chuyên viên phân tích dữ liệu,....
Công nghệ thông tin ngành nào khó?
IT là một ngành khó. Chính vì thế không thể xếp hạng chính xác ngành nào khó hơn ngành nào. Theo những người đi trước đã được học và thực chiến trong ngành chia sẻ: “Kiến thức sẽ rất dễ nếu học bề nổi bên ngoài. Nhưng càng đào sâu nghiên cứu, sẽ thấy mọi thứ phức tạp hơn rất nhiều. Sẽ thấy kiến thức mình học trở lên hạn hẹp, sơ sài. Thậm chí những người đầu ngành cũng không dám khẳng định mình hiểu hết về ngành”
Tóm lại, công nghệ thông tin không có ngành khó nhất. Mỗi ngành sau khi học càng sâu thì càng khó, càng nhiều vấn đề cần giải quyết.
Ngành công nghệ thông tin có những chuyên ngành nào?
Khoa học Máy tính là một chuyên ngành học giúp người học có khả năng làm chủ tất cả khía cạnh của máy tính bao gồm thiết kế, chế tạo, vận hành và sửa chữa các yếu tố như phần cứng, phần mềm, hệ thống hay mạng lưới. Các hoạt động này nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người sử dụng sản phẩm công nghệ. Có thể nói, Khoa học máy tính là ngành học dành riêng cho những ai thật sự yêu máy tính và muốn tìm hiểu ngọn ngành về máy tính một cách sâu sắc nhất. Vì vậy, ngành học này cũng được xem là ngành khoa học nền tảng và có đóng góp cho hầu hết mọi mặt trong cuộc sống hàng ngày.
Trong năm học đầu tiên, bạn sẽ được học những môn đại cương về lịch sử máy tính, ứng dụng của ngành trong xã hội và lý thuyết cơ bản về mạng lưới hay hệ thống. Những năm tiếp theo bạn sẽ được trang bị kỹ năng như lập trình, cấu trúc hệ thống và phân tích thuật toán để có thể tạo ra được sản phẩm phần mềm. Ngoài ra bạn còn được học thêm về xây dựng trang web, hệ thống dữ liệu và hệ điều hành.
Big data (Dữ liệu lớn) và Machine learning (Máy học)
Tương tự Robot và trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu lớn và máy học là hai chuyên ngành còn khá mới tại Việt Nam. Chuyên ngành đào tạo kỹ năng giải thuật cao cấp, khái quát dữ liệu.
Do số lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này mỗi năm không quá nhiều nên cơ hội việc làm khá rộng với mức lương triển vọng. Sinh viên có thể ứng tuyển vào vị trí: Nhân viên IT, nhân viên phân tích dữ liệu, nhân viên quảng cáo trực tuyến, nhân viên phần mềm,...
Dựa trên tình hình thực tế, nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin được dự đoán sẽ không ngừng tăng cao trong tương lai - Ảnh: Internet
Với tiềm năng phát triển lớn, sinh viên ngành CNTT phần lớn sẽ không lo thất nghiệp, ngược lại có rất nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập ổn định nếu như tích lũy đầy đủ kiến thức lý thuyết cũng như thực hành.
Những ngành HOT trong công nghệ thông tin
Chuyên ngành này đào tạo chính các vấn đề liên quan đến bảo mật. Bạn phải hiểu và mã hóa được các thông điệp. Đề phòng và giải quyết các nội dung độc hại, chứa virus. Những môn quan trọng cần học: bảo mật thông tin, điều tra tấn công, an ninh hệ thống mạng máy tính,…
Ra trường sinh viên ngành công nghệ thông tin có thể làm cho các tổ chức yêu cầu bảo mật cao. Ví dụ: ngân hàng, các sàn chứng khoán, công ty đa quốc gia,….
Đây là ngành dành cho các bạn yêu thích lập trình. Ngành này công việc chủ yếu dành cho bạn thiết kế và lập trình website, gia công phần mềm hay bảo trì hệ thống. Chắc bạn biết việc nộp thuế 23 tỷ vừa qua liên quan đến ngành công nghệ thông tin đúng không? Đúng như vậy, một công việc có thu nhập rất cao trong kỹ thuật phần mềm đó là lập trình ứng dụng game.
Học lập trình viên có khó không?
Trong nhóm công nghệ thông tin, có thể nói hệ thống thông tin là ngành bao quát nhất. Theo học ngành này, bạn sẽ có kiến thức liên quan đến cả phần cứng, phần mềm, phân phối mạng truyền thông. Những môn liên quan đến ngành là: big data, cơ sở dữ liệu nâng cao,…. Ra trường có thể làm cho cơ quan chuyên về lưu trữ và cơ sở dữ liệu.
Đây là ngành rất khó. Nhân viên IT phải hiểu các thuật toán, ứng dụng các thuật toán vào trong máy tính. Nghiên cứu quá trình tương tác giữa máy tính và cơ sở dữ liệu. Đối với ngành này, sinh viên sẽ được học các môn như: trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ liệu, tích hợp ứng dụng cho môi trường di động và website.
Ngành này không đơn thuần là lắp đặt mạng wifi và truyền hình như bạn nghĩ. Theo học ngành này, bạn sẽ nghiên cứu nguyên lý của mạng, cách thiết kế mạng nội bộ đến kết nối toàn cầu. Ngành này phù hợp với những bạn thích nghiên cứu khám phá mọi nơi trên thế giới. Các môn học liên quan: thiết kế, triển khai hạ tầng mạng; bảo mật mạng nâng cao; thiết kế server,….