Xuất Khẩu Lao Động Cam

Xuất Khẩu Lao Động Cam

Bộ LĐTB&XH cho phép thí điểm xuất khẩu lao động sang Mỹ làm việc. Đến nay, các doanh nghiệp XKLĐ VN đã đưa được 23 lao động VN đầu tiên sang Mỹ. Trong đó có 21 lao động của Công ty cổ phần XKLĐ, thương mại và dịch vụ (TTLC - Tổng công ty Công nghiệp ôtô VN) và 2 lao động của Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC - Bộ Giao thông vận tải) đã đến làm việc tại Mỹ.

Tư vấn về rút hồ sơ xuất khẩu lao động khi quá thời hạn cam kết thời hạn chờ xuất cảnh

Cho cháu hỏi về rút hồ sơ đi nước ngoài như sau: Cháu đã đi học tiếng Nhật với mong muốn đi Nhật Bản làm việc. Sau khi học tập gần 6 tháng thì cháu đỗ đơn hàng, ký hợp đồng và đóng tiền đặt cọc. Trong hợp đồng có thỏa thuận về tiền lương, các chi phí trừ như: tiền nhà, điện nước.., quy định thời gian làm việc trong ngày,... Và có dự kiến ngày xuất cảnh. Nhưng cho đến nay, đã quá thời gian dự kiến xuất cảnh hơn 1 tháng mà bên phía công ty không có sự giải thích nào cả.

Cũng do hoàn cảnh gia đình bây giờ cháu không muốn đi Nhật làm việc nữa. Cháu muốn hỏi là khi cháu rút hồ sơ thì có lấy lại được tiền đã đóng trước đó không ạ? Cháu cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới Luật Minh Gia, vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định tại điểm c Tiểu mục 1 Mục 5 Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước  ngoài theo hợp đồng, thì:

“Doanh nghiệp dịch vụ phải cam kết với người lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài.

Trong thời gian doanh nghiệp dịch vụ đã cam kết, nếu người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì doanh nghiệp dịch vụ phải trả lại hồ sơ cho người lao động và người lao động phải chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa).

Nếu quá thời gian đã cam kết mà doanh nghiệp dịch vụ vẫn chưa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải thông báo rõ lý do cho người lao động. Trường hợp người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày người lao động thông báo không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động hồ sơ, các khoản chi phí mà người lao động đã nộp cho doanh nghiệp, gồm: chi phí làm hồ sơ, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa), vé máy bay, tiền dịch vụ, tiền môi giới và làm thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ cho người lao động.”

Như vậy, khi đã quá thời hạn cam kết thời hạn chờ xuất cảnh mà công ty không có sự giải thích và bạn không có nhu cầu xuất khẩu lao động nữa thì bạn có thể rút hồ sơ. Khi đó, công ty phải có trách nhiệm hoàn trả cho bạn hồ sơ, các khoản chi phí bạn đã nộp (bao gồm cả tiền cọc bạn đã đóng).

Trong trường hợp bạn rút hồ sơ nhưng công ty không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả theo quy định pháp luật thì bạn có thể khiếu nại tới Phòng Lao động- Thương Binh và Xã hội yêu cầu hòa giải. . “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải” (Khoản 2 Điều 201 Bộ luật lao động). Hoặc, bạn có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở yêu cầu giải quyết. Bạn lưu ý về thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động và thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp:

“1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. 2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.” (Điều 202 Bộ luật lao động 2012).