Vingroup Đóng Góp Covid Năm Nào 2024 Budapest

Vingroup Đóng Góp Covid Năm Nào 2024 Budapest

Dây chuyền sản xuất máy thở của Vingroup

Cách kiểm tra mức đóng bảo hiểm xã hội

Để kiểm tra mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng, bạn đọc có thể tham khảo các cách tra cứu bảo hiểm xã hội sau đây:

Cách 1. Tra cứu bảo hiểm xã hội trực tuyến tại Website của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Truy cập link sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx

Lưu ý: Cách tra cứu này chỉ áp dụng đối với người đã đăng ký số điện thoại với cơ quan BHXH. Khi tra cứu, hệ thống BHXH gửi mã OTP về số điện thoại đã đăng ký và yêu cầu người dùng phải nhập chính xác mã đó để xác thực.

Cách 2. Tra cứu qua ứng dụng VssID

Để tra cứu bảo hiểm xã hội theo cách này, người dùng phải đăng ký tài khoản VssID để được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp mật khẩu tra cứu.

Sau khi đã có tài khoản VssID thì có thể xem quá trình tham gia.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Căn cứ Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là 22% mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm. Ngoài ra, người lao động còn được Nhà nước hỗ trợ thêm một phần tiền đóng bảo hiểm tự nguyện.

Do đó, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được xác định như sau:

Mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Mức nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

- Mức nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (mức chuẩn nghèo nông thôn năm 2024 là 1,5 triệu đồng/tháng) trong thời gian tối đa 10 năm:

Ai phải tham gia bảo hiểm xã hội?

Bảo hiểm xã hội được nhà nước tổ chức thực hiện theo 02 loại hình là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tùy vào loại hình bảo hiểm xã hội mà đối tượng tham gia được quy định sẽ là khác nhau.

Mức đóng bảo hiểm xã hội của công chức

Hiện nay, công chức đi làm chỉ phải đóng 02 loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Tương ứng với đó, mức đóng bảo hiểm xã hội của công chức được xác định như sau:

Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp

Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp

Thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội mà nhận tiền được không?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, nếu thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng bảo hiểm chứ không được thỏa thuận nhận tiền thay cho đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp thỏa thuận không tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động đều sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:

* Người lao động: Bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP với mức phạt từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng.

* Người sử dụng lao động: Bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP với mức phạt phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

Hiểu đúng về mức đóng bảo hiểm xã hội full lương?

Việc đóng bảo hiểm xã hội full lương được hiểu là trường hợp người sử dụng lao động đăng ký và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trên tổng mức lương trả hằng tháng cho người lao động.

Ví dụ lương doanh nghiệp trả cho người lao động là 10 triệu đồng/tháng thì mức đóng bảo hiểm xã hội full lương (của cả người lao động và doanh nghiệp) = 32% x 10 triệu đồng = 3,2 triệu đồng/tháng.

Việc đóng bảo hiểm xã hội full lương không được các doanh nghiệp lựa chọn phổ biến bởi chi phí cao. Do đó, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp trả lương cao nhưng họ sẽ chia nhỏ lương thành lương cơ bản cùng các khoản trợ cấp, phụ cấp không tính đóng bảo hiểm xã hội để chỉ đóng bảo hiểm xã hội với mức thấp.

Các khoản thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội

* Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Các khoản thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bao gồm:

- Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm.

- Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

* Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do doanh nghiệp quy định:

Các khoản thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thực hiện chế độ tiền lương do doanh nghiệp quy định bao gồm:

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh.

- Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên dùng để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

- Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên mà xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa là bao nhiêu?

Mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa = 8% x 20 x Mức lương cơ sở

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa = 1% x 20 x Mức lương tối thiểu vùng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc

Mức lương tối thiểu vùng năm 2024

Mức đóng bảo hiểm y tế tối đa = 1,5% x 20 x Mức lương cơ sở

Mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên

Với những người lao động là giáo viên, dù ký hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc với trường học thì người lao động cũng đều phải đóng 03 loại bảo hiểm bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.

Chi tiết mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên được xác định như sau:

Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp

Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

*  Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của lao động Việt Nam:

Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp

Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp

(*) Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận thì được đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là 0,3%.

* Mức đóng bảo hiểm xã hội của lao động nước ngoài:

Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp

Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp

(*) Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận thì được đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là 0,3%.

(Căn cứ: Quyết định số 595/QĐ-BHXH, Nghị định 143/2018/NĐ-CP và Nghị định số 58/2020/NĐ-CP).

Mức đóng bảo hiểm xã hội quân đội

Theo Điều 3 Thông tư 37/2017/TT-BQP, mức đóng bảo hiểm xã hội quân đội được xác định như sau:

- Bộ đội chuyên nghiệp tham gia BHXH:

- Hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên cơ yếu tham gia BHXH:

Hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên cơ yếu đóng

Công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên có bị phạt?

Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ và thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Nếu người lao động thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không đóng bảo hiểm cho người đó thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức phạt đối với hành vi này là phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng (theo khoản 6 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Trên đây là những cập nhật mới nhất về mức đóng bảo hiểm xã hội hiện nay. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.

(Pháp lý) - Dịch COVID-19 không chừa một ai, bất kể tầng lớp, bất kể ngành nghề, dù là một tỷ phú hay chỉ là một người bình thường, không một ai an toàn khi cả thế giới chưa an toàn. Rất nhiều tỷ phú trên thế giới đã chi viện hàng trăm triệu USD để đẩy lùi đại dịch như: Elon Musk – “ông chủ” của Tesla đã ủng hộ cả nghìn máy thở cho chính quyền Mỹ; James Dyson của Tập đoàn Dyson chế tạo máy thở cho bệnh viện Anh; Jack Ma, cựu chủ tịch và đồng sáng lập Tập đoàn Alibaba, Trung Quốc, đã quyên góp hàng triệu bộ xét nghiệm cùng khẩu trang cho các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19; Quỹ Bill và Melinda Gates của tỷ phú Bill Gates cam kết quyên góp 100 triệu USD để đối phó với sự bùng phát COVID-19… Và các tỷ phú, doanh nhân Việt cũng không hề đứng ngoài cuộc.

Mặc dù dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp trên cả nước bị xáo trộn và đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dù ở hoàn cảnh nào thì cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam vẫn luôn phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, dốc sức đóng góp công sức, tiền của giúp đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Vingroup đi đầu trong các hoạt động tài trợ phòng, chống dịch tại Việt Nam

Theo Forbes, danh sách 15 gương mặt những doanh nhân, nhà từ thiện lớn nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2021 gồm nhiều cái tên mới. Tuy nhiên, vẫn còn một số cái tên từng xuất hiện trong danh sách năm ngoái, tiêu biểu như Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng.

Đây là năm thứ hai liên tiếp, vị tỷ phú số 1 Việt Nam, Phạm Nhật Vượng góp mặt trong top 15 nhà từ thiện hào phóng tại châu Á. Theo Forbes, ông chủ Tập đoàn Vingroup, Phạm Nhật Vượng tiếp tục có những đóng góp đáng kể trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Kể từ năm ngoái, tỷ phú giàu nhất Việt Nam đã quyên góp hơn 320 triệu USD (tương đương 7.360 tỷ đồng) để hỗ trợ công tác phòng chống dịch.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup lần thứ 2 được vinh danh là một trong 15 anh hùng từ thiện ở châu Á.

Các khoản đóng góp của Vingroup cho quỹ vắc-xin quốc gia đã giúp mua 4 triệu liều vắc-xin Covid-19 và 33 triệu bộ xét nghiệm. Doanh nghiệp này cũng tặng hàng triệu liều thuốc kháng vi-rút Remdesivir và Monupiravir cho các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Trong chín tháng đầu năm 2021, nhóm bất động sản, ô tô và công nghệ đã đóng góp riêng 45 triệu USD (hơn 1.000 tỷ đồng) cho Quỹ Thiện Tâm - Kind Heart Foundation do ông Vượng thành lập năm 2006.

Quỹ Thiện Tâm có 30 chương trình giúp đỡ những người khó khăn, từ học bổng đến cứu trợ thiên tai, bao gồm hỗ trợ cho 2.000 trẻ mồ côi ở Việt Nam, một số mồ côi cha mẹ trong trận đại dịch.

Theo con số được Tập đoàn Vingroup công bố, trong năm 2021 Tập đoàn đã tài trợ gần 9.400 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch Covid-19, bao gồm chi phí sản xuất máy thở và nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine.

Trước đó, trong năm 2020, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã góp 77 triệu USD (hơn 1.770 tỷ đồng) thông qua Quỹ Thiện Tâm để tài trợ cho các chương trình thiện nguyện trong nhiều lĩnh vực từ giáo dục, y tế. Trong đó, 55 triệu USD (hơn 1.260 tỷ đồng) được sử dụng vào hoạt động cứu trợ Covid-19.

Dây chuyền sản xuất máy thở của Vingroup.

Không chỉ hỗ trợ lớn cho người dân, đối tác trong nước kịp thời, Tập đoàn Vingroup cũng góp phần giúp Việt Nam ghi điểm với cộng đồng quốc tế khi chung tay chia sẻ khó khăn của nhiều nước. Trong thời điểm cả thế giới căng thẳng, khắp nơi có lệnh phong tỏa, đóng cửa biên giới và ngưng tất cả chuyến bay trong tháng 3, nhiều du khách Ukraine cũng bị mắc kẹt tại Việt Nam và đường bay thẳng giữa Việt Nam đến Ukraine lại không có, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã thuê riêng máy bay Boeing 787 Dreamliner của Vietnam Airlines để đưa miễn phí khách Ukraine mắc kẹt ở Việt Nam về nước, đồng thời đón công dân Việt ở Ukraine trở về trong bão dịch Covid-19.

Tương tự, đầu tháng 5, Đại sứ quán Nga và Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam đã ký kết biên bản thống nhất tiếp nhận 2.400 máy thở xâm nhập điều trị Covid-19 do Tập đoàn Vingroup trao tặng. Đến giữa tháng 7, thông qua các đại sứ quán tại Việt Nam, Vingroup đã tiến hành trao tặng đợt đầu gồm 500 máy thở Vsmart VFS-510 cho Nga và 300 máy cho Ukraine. Số lượng 1.600 máy thở Vsmart VFS-410 còn lại theo cam kết đã ký với hai nước được Vingroup bàn giao đợt 2 trong tháng 8. Vingroup cũng đã hoàn tất trao tặng 200 máy thở VFS-510 cho Đại sứ quán Singapore tại Việt Nam. Việc tặng máy thở góp phần thể hiện vai trò và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam với các nước.

Với những đóng góp kịp thời, Vingroup đã được các cơ quan thông tấn báo chí thế giới tôn vinh là đại diện tiêu biểu trong số những DN lớn trên toàn cầu có hành động quyết liệt phòng chống đại dịch Covid-19, và là một trong hai tập đoàn có đóng góp nổi bật nhất khu vực châu Á.

Tỷ phú Trần Bá Dương – THACO đã trao tặng hơn 1.000 tỷ đồng chung tay phòng chống COVID-19

Là tập đoàn đa ngành với các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế Việt Nam, bên cạnh việc nỗ lực sản xuất kinh doanh mang lại giá trị cho khách hàng, xã hội, đóng góp vào sự phát triển của đất nước, Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) luôn ý thức trách nhiệm cộng đồng của mình và tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội, đề cao tinh thần tương thân tương ái, lan tỏa những giá trị nhân văn đến cộng đồng.

Từ khi thành lập đến nay, THACO luôn tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ trên cả nước. Trong năm năm gần đây, THACO đã đóng góp hơn 2.000 tỷ đồng, trong đó bao gồm ủng hộ Quỹ vì người nghèo; hỗ trợ đồng bào thiệt hại do thiên tai, bão lụt; xây nhà tình thương tình nghĩa; xây cầu giao thông nông thôn; chăm lo tết cho người nghèo; trao tặng công trình nước sạch học đường tại các nơi vùng sâu vùng xa và hỗ trợ phòng chống dịch.

Đặc biệt, ngay từ khi bùng phát dịch COVID-19, THACO đã xây dựng chương trình “Chung tay phòng chống dịch” và liên tục hỗ trợ hoạt động phòng chống dịch trên cả nước.

Công ty đã tích cực hỗ trợ các máy thở ECMO cho các bệnh viện tuyến đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh, các vật tư y tế cho các tỉnh thành có dịch bệnh bùng phát mạnh như Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Nội, cùng các tỉnh thành khác trên cả nước.

Tỷ phú Trần Bá Dương - Chủ tịch Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải

Đặc biệt, trước yêu cầu cấp thiết về vật tư, trang thiết bị, phương tiện phòng chống dịch, với thế mạnh về sản xuất, lắp ráp xe, sản xuất công nghiệp hỗ trợ và cơ khí, THACO đã nghiên cứu sản xuất các loại xe y tế.

Các xe y tế chuyên dụng được THACO trao tặng và nhanh chóng trở thành những “cánh tay” đắc lực của các đơn vị trong công cuộc phòng chống dịch như: trao tặng 63 xe vận chuyển vaccine, 63 xe tiêm chủng cơ động cho Bộ Y tế và các xe đã được phân bổ về 63 tỉnh thành trong cả nước, trao tặng 60 xe cứu thương cho thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; tặng 1 xe chụp X-quang và xét nghiệm lưu động cho bệnh viện Thống Nhất; đồng thời đã hỗ trợ 100 xe tiêm chủng cơ động cho các tỉnh thành nhằm giúp công tác tiêm vaccine được dễ dàng, thuận lợi đến tận các vùng sâu vùng xa.

Bên cạnh đó, THACO cũng sản xuất nhiều loại trang thiết bị, dụng cụ cơ khí cần thiết khác cho phòng chống, dịch.

Với diễn biến khó lường của dịch bệnh, nhằm tiến hành công tác xét nghiệm nhanh, truy tìm, bóc tách F0 khỏi cộng đồng để điều trị sớm cho các bệnh nhân bị nhiễm, THACO quyết định trao tặng 1,5 triệu bộ kit test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho Bộ Y tế, 500.000 bộ kit test nhanh cho Thành phố Hồ Chí Minh, 300.000 bộ kit test nhanh cho Hà Nội cùng nhiều địa phương đang có diễn dịch phức tạp như Cần Thơ, Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bến Tre, Tây Ninh, Gia Lai, Đắk Lắk…

THACO trao tặng 300.000 bộ kit test COVID-19, 30 xe cứu thương và 30 xe tiêm chủng cơ động.

Trước đó, công ty cũng đã tài trợ nhiều vật tư y tế cùng tiền mặt cho bệnh viện Chợ Rẫy; suất ăn dinh dưỡng cho các bệnh viện dã chiến, 02 bồn oxy và 2.000 bộ van điều áp và tạo ẩm oxy cho bệnh viện Thủ Đức, bệnh viện Quận 6; 12 máy thở và trợ thở cho các bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện đa khoa Đồng Nai và tỉnh Bạc Liêu; 1 máy xét nghiệm cho CDC và hệ thống oxy lỏng cho tỉnh Quảng Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị y tế tại đây điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Ngoài ra, để hỗ trợ học sinh có thể tiếp cận chương trình giáo dục trong tình hình dạy và học online trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, THACO đã trao tặng cho ngành giáo dục tỉnh Trà Vinh 1.000 smart tivi. Với món quà đặc biệt này, THACO mong muốn sẽ tạo điều kiện cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn.

Tính đến nay, THACO đã hỗ trợ công tác phòng chống dịch trong cả nước với kinh phí hơn 1.081 tỷ đồng bao gồm trao tặng 4,791 triệu bộ kit test nhanh COVID-19, 63 xe vận chuyển vaccine, 63 xe tiêm chủng lưu động, 63 xe cứu thương, 05 xe tiêm vaccine cơ động, 1 xe chụp X-quang và xét nghiệm lưu động và điều động hỗ trợ 100 xe tiêm chủng cơ động cùng nhiều vật tư, trang thiết bị y tế cho các đơn vị tuyến đầu chống dịch.

Các chương trình tài trợ của THACO không chỉ có giá trị về mặt vật chất mà đó là sự lan tỏa truyền thống nhân văn của dân tộc. Đây là sự hỗ trợ đắc lực cho các địa phương đang là điểm nóng của dịch bệnh, giúp đội ngũ y bác sĩ có thêm điều kiện, cơ sở vật chất vững tin phòng dịch, cũng như chăm sóc sức khỏe người dân được tốt hơn. Đối với THACO, thực thi trách nhiệm xã hội không thể là lời nói mà phải thể hiện thông qua các hoạt động mang lại giá trị thiết thực, tác động tích cực đến cộng đồng.

Sun Group của Doanh nhân Đặng Minh Trường đứng thứ ba trong Top 30 doanh nghiệp hỗ trợ nhiều nhất trong đại dịch

Trải qua các đợt dịch, Sun Group luôn là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong công tác hỗ trợ Chính phủ và các địa phương chống dịch. Không chỉ đóng góp vào Quỹ vắc-xin phòng chống COVID-19 của Chính phủ 320 tỷ đồng, Tập đoàn này còn hỗ trợ Quỹ vắc-xin của nhiều địa phương khác như Hà Nội, Thanh Hóa… Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng thời gian gần đây, Sun Group đặc biệt chú trọng hỗ trợ các địa phương nâng cao năng lực xét nghiệm, điều trị, cấp cứu bệnh nhân COVID-19, góp phần đem tới nguồn lực hữu hiệu trợ giúp các bệnh viện, y bác sỹ nơi tuyến đầu chống dịch.

Cụ thể, hồi tháng 7/2021, Sun Group đã gửi trao tặng 4 hệ thống xét nghiệm PCR tới Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, 50 máy thở cho tỉnh Đồng Nai, 100.000 kit test nhanh Covid-19 cho tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và 01 hệ thống xét nghiệm PCR cho tỉnh Kiên Giang. Tổng trị giá số máy móc,trang thiết bị và sinh phẩm y tế ủng hộ các tỉnh, thành phía Nam là 70 tỷ đồng.

Xác định hơn lúc nào hết, việc có được các trang thiết bị y tế hiện đại cho công tác phòng chống dịch Covid-19 là vô cùng quan trọng, thời gian qua, Tập đoàn Sun Group đã đặc biệt chú trọng hỗ trợ và đem tới nguồn lực hữu hiệu giúp sức cho các y bác sĩ nơi tuyến đầu, góp phần gia tăng cơ hội được cứu sống cho bệnh nhân Covid-19 nặng.

Sun Group của doanh nhân Đặng Minh Trường đứng thứ ba trong Top 30 doanh nghiệp hỗ trợ nhiều nhất trong đại dịch.

Liên tục từ tháng 6/2021 đến nay, Sun Group đã tài trợ và trực tiếp thi công, lắp đặt các trang thiết bị y tế hiện đại cho các bệnh viện đa khoa của nhiều địa phương trên cả nước.

Cụ thể, Tập đoàn này đã tài trợ, trực tiếp thi công và lắp đặt tặng Bắc Ninh và Bắc Giang hai Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) hiện đại quy mô mỗi trung tâm 100 giường, phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, với tổng trị giá 100 tỷ đồng. Từ ngày 7-11/7, Sun Group cũng đã trao tặng nhiều trang thiết bị y tế với tổng trị giá hơn 46 tỷ đồng tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh và Bệnh viện đa khoa Hưng Yên, giúp các tỉnh này tạo thế chủ động, sẵn sàng ứng phó với những tình huống xấu do dịch bệnh Covid-19 …, mới đây nhất, Sun Group đã tài trợ và thi công cải tạo, nâng cấp hai cơ sở gồm Trung tâm cấp cứu (A9) và Trung tâm tiêm chủng (A11) của Bệnh viện Bạch Mai…

Cùng với đó, hàng trăm ngàn kit xét nghiệm nhanh, sinh phẩm, máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại trị giá hàng trăm tỷ đồng cùng nhiều ngàn tấn lương thực, thực phẩm dành tặng các hộ gia đình nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn cũng đã được Sun Group trao tặng tới các địa phương như Thanh Hóa, Kiên Giang, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hưng Yên, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, TPHCM…

Ước tính, đến thời điểm này, chưa kể hai bệnh viện dã chiến tại Đà Nẵng và Hải Dương trong các đợt dịch thứ hai và ba, tổng số tiền mặt và trị giá hiện vật mà Sun Group đóng góp cho công tác phòng chống Covid-19 đã lên tới gần ngàn tỷ đồng. Theo số liệu công bố đến ngày 24/6/2021 của Tạp chí Forbes Vietnam, trong danh sách Top 30 doanh nghiệp Việt Nam có đóng góp hỗ trợ nhiều nhất trong đại dịch, Sun Group đang đứng thứ ba, chỉ sau Vingroup và Vạn Thịnh Phát.

Doanh nhân Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch T&T Group: “gắn trách nhiệm xã hội trong kinh doanh”

Kể từ khi bùng phát dịch bệnh, T&T Group và Ngân hàng SHB đã liên tục triển khai nhiều hoạt động ủng hộ, tài trợ các trang thiết bị vật tư y tế cho các địa phương trong công tác phòng, chống dịch: trao tặng hàng trăm nghìn bộ kit xét nghiệm nhanh COVID-19 trị giá hàng trăm tỷ đồng cho hàng loạt các tỉnh, thành như Hải Dương, Gia Lai, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Cà Mau, Đắk Nông, Thanh Hóa, Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, An Giang, TP Hồ Chí Minh…; trao tặng 10 xe cứu thương cho 10 tỉnh, thành phố như Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, Long An, Sóc Trăng, Quảng Bình, Quảng Trị với tổng trị giá gần 9 tỷ đồng; trao tặng TP Cần Thơ gói trang thiết bị, vật tư y tế tổng trị giá 25 tỷ đồng…

Triết lý của T&T Group là “gắn trách nhiệm xã hội trong kinh doanh”

Với triết lý “gắn trách nhiệm xã hội trong kinh doanh”, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại nước ta từ đầu năm 2020 đến nay, Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB luôn đi đầu, tích cực đồng hành cùng Chính phủ và các địa phương trên khắp cả nước trong công tác phòng, chống dịch. Tính đến nay, tổng số tiền mà Tập đoàn T&T Group, Ngân hàng SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã ủng hộ, đóng góp cho công tác phòng chống dịch trong cả nước lên tới hơn 1.500 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ, Tập đoàn T&T Group cũng đã và đang tích cực tìm kiếm các nguồn cung cấp vắc xin phòng COVID-19 trên thế giới; tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng để đưa được nhiều nhất và nhanh nhất vắc xin về Việt Nam, đồng thời hợp tác chuyển giao công nghệ và sản xuất các kit xét nghiệm, vắc xin phòng COVID-19.

Mới đây nhất, ngày 01/12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, T&T Group đã ký kết biên bản ghi nhớ với Quỹ Đầu tư trực tiếp Liên bang Nga (RDIF) và Tập đoàn Binnopharm về việc chuyển giao công nghệ sản xuất, thiết lập mới một cơ sở sản xuất "chu trình đầy đủ” vắc xin Sputnik V phòng COVID-19 tại Việt Nam; đồng thời chuyển giao công nghệ sản xuất, cùng thiết lập trung tâm nghiên cứu và cơ sở sản xuất "chu trình đầy đủ" tại Việt Nam để sản xuất các loại dược phẩm phòng chống COVID-19 và các loại dược phẩm khác…