Không tìm thấy micro trên thiết bị
Những yêu cầu cần đạt trong số tự nhiên của toán lớp 6 là gì?
Theo Chương trình giáo dục trung học cơ sở môn toán hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể như sau:
- Sử dụng được thuật ngữ tập hợp, phần tử thuộc (không thuộc) một tập hợp; sử dụng được cách cho tập hợp.
- Nhận biết được tập hợp các số tự nhiên.
- Biểu diễn được số tự nhiên trong hệ thập phân.
- Biểu diễn được các số tự nhiên từ 1 đến 30 bằng cách sử dụng các chữ số La Mã.
- Nhận biết được (quan hệ) thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên; so sánh được hai số tự nhiên cho trước.
- Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp số tự nhiên.
- Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính toán.
- Thực hiện được phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên; thực hiện được các phép nhân và phép chia hai luỹ thừa cùng cơ số với số mũ tự nhiên.
- Nhận biết được thứ tự thực hiện các phép tính.
- Vận dụng được các tính chất của phép tính (kể cả phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên) để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí.
- Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính (ví dụ: tính tiền mua sắm, tính lượng hàng mua được từ số tiền đã có,...).
- Nhận biết được quan hệ chia hết, khái niệm ước và bội.
- Vận dụng được dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3 để xác định một số đã cho có chia hết cho 2, 5, 9, 3 hay không.
- Nhận biết được khái niệm số nguyên tố, hợp số.
- Thực hiện được việc phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 thành tích của các thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản.
- Xác định được ước chung, ước chung lớn nhất; xác định được bội chung, bội chung nhỏ nhất của hai hoặc ba số tự nhiên; nhận biết được phân số tối giản; thực hiện được phép cộng, phép trừ phân số bằng cách sử dụng ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất.
- Nhận biết được phép chia có dư, định lí về phép chia có dư.
- Vận dụng được kiến thức số học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn (ví dụ: tính toán tiền hay lượng hàng hoá khi mua sắm, xác định số đồ vật cần thiết để sắp xếp chúng theo những quy tắc cho trước,...).
Đề thi môn toán học kỳ 1 năm 2024?
Câu 1: Tập hợp B = B = {0; 1; 2; ...; 100} có số phần tử là:
Câu 2: Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
A) Một số chia hết cho 9 thì luôn chia hết cho 3.
B) Nếu hai số chia hết cho 3 thì tổng của hai số đó chia hết cho 9.
C) Mọi số chẵn thì luôn chia hết cho 5.
D) Số chia hết cho 2 là số có chữ số tận cùng bằng 0; 2; 3; 4; 6; 8.
Câu 3: Hình không có tâm đối xứng là:
Câu 4: Cách viết nào sau đây được gọi là phân tích số 80 ra thừa số nguyên tố.
Câu 5: Khẳng định nào sau đây đúng
A) Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau.
B) Hình vuông có bốn cạnh bằng nhau.
C) Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau.
D) Hình thang có hai đường chéo bằng nhau.
Câu 6: Thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức: A = 126 : (42 + 2) là:
A) Phép chia – phép cộng – lũy thừa.
B) Phép cộng – lũy thừa – phép chia.
C) Lũy thừa – phép cộng – phép chia.
D) Lũy thừa – phép chia – phép cộng.
Bài 1 (2 điểm): Thực hiện phép tính:
c) 321 - 21.[(2.33 + 44 : 32) - 52]
Bài 3 (1,5 điểm): Một đội y tế gồm có 220 nữ và 280 nam dự định chia thành các nhóm sao cho số nữ và số nam ở mỗi nhóm đều nhau, biết số nhóm chia được nhiều hơn 1 nhóm và không lớn hơn 5 nhóm. Hỏi có thể chia thành mấy nhóm? Khi đó mỗi nhóm có bao nhiêu nam bao nhiêu nữ.
Bài 4 (1 điểm): Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật có chiều dài là 27cm và chiều rộng là 15cm.
Bài 5 (0,5 điểm): Cho A = 1 + 3 + 32 + 33 + ... + 3100. Chứng minh A chia hết cho 13.
Lưu ý: đề thi môn toán học kỳ 1 lớp 6 năm 2024 trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Đề thi môn toán học kỳ 1 lớp 6 năm 2024? Những yêu cầu đạt trong số nguyên của toán lớp 6 là gì? (Hình từ Internet)
Những yêu cầu đạt trong số nguyên của toán lớp 6 là gì?
Theo Chương trình giáo dục trung học cơ sở môn toán hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể như sau:
- Nhận biết được số nguyên âm, tập hợp các số nguyên.
- Biểu diễn được số nguyên trên trục số.
- Nhận biết được số đối của một số nguyên.
- Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số nguyên. So sánh được hai số nguyên cho trước.
- Nhận biết được ý nghĩa của số nguyên âm trong một số bài toán thực tiễn.
- Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia (chia hết) trong tập hợp các số nguyên.
- Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc trong tập hợp các số nguyên trong tính toán (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí).
- Nhận biết được quan hệ chia hết, khái niệm ước và bội trong tập hợp các số nguyên.
- Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính về số nguyên (ví dụ: tính lỗ lãi khi buôn bán,...).