Quy Định Về Quản Lý Thực Phẩm Chức Năng

Quy Định Về Quản Lý Thực Phẩm Chức Năng

Nền kinh tế ngày càng phát triển với nhu cầu giao thương hàng hóa ngày càng mạnh mẽ. Mọi mặt hàng được phép xuất nhập khẩu đều được xuất nhập khẩu qua hải quan nhưng phải đảm bảo các quy định của pháp luật. Vậy đối với nhập khẩu thực phẩm chức năng - hàng hóa có nhu cầu sử dụng cao hiện nay được quy định như thế nào? hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Trường hợp nào không được nhập khẩu thực phẩm chức năng?

Tổ chức nhập khẩu thực phẩm chức năng sẽ không được nhập khẩu thực phẩm chức năng nếu thực phẩm chức năng không đạt kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và các yêu cầu thủ tục hải quan cũng như về quy định công bố sản phẩm.

Thực phẩm chức năng khi nhập khẩu vào Việt Nam có được miễn kiểm tra hay không?

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và điểm đ khoản 2 Điều 41 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định về các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm) bao gồm:

- Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

- Quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.

- Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

- Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.

- Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.

- Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.

- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.

- Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.

- Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, có thể thấy việc nhập khẩu thực phẩm chức năng vào Việt Nam chỉ được miễn kiểm tra nếu thuộc các trường hợp nêu trên.

Xuất nhập khẩu thực phẩm chức năng có được miễn thuế không?

Theo quy định của pháp luật, khi nhập khẩu thực phẩm chức năng sẽ phát sinh thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu. Trong đó thuế giá trị gia tăng là 10%, thuế nhập khẩu của thực phẩm chức năng mã HS 2016 là 15%, mã HS 2022 là 30% (theo Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT về bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn). Nếu thực phẩm chức năng được nhập khẩu từ các nước đã ký hiệp định thương mại tự do thì sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi nếu đáp ứng đủ điều kiện mà hiệp định đưa ra.

Nhập khẩu thực phẩm chức năng có được miễn thuế

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu kiến thức pháp luật, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng bao gồm: Công bố và tự công bố, đăng ký quảng cáo, kiểm nghiệm thực phẩm chức năng, trọn gói thủ tục hải quan, tư vấn thuế xuất nhập khẩu…

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Đề xuất quy định mới về quản lý mỹ phẩm

Bộ Y tế cho biết, cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, làm đẹp và chăm sóc cá nhân là nhu cầu tất yếu của con người và ngày càng trở nên phổ biến hơn, không phân biệt về giới tính, độ tuổi. Chính vì thế mỹ phẩm đang dần trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của xã hội. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dạng sản phẩm mỹ phẩm với nhiều thương hiệu sản phẩm và xuất xứ khác nhau.

Ngày 02/9/2003, Chính phủ Việt Nam đã ký kết Hiệp định hòa hợp trong quản lý mỹ phẩm của các nước thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Hiệp định hòa hợp mỹ phẩm ASEAN); theo đó, ASEAN quy định: "Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và bên ngoài cơ quan sinh dục) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, giữ cơ thể trong điều kiện tốt".

Thực hiện Hiệp định hòa hợp mỹ phẩm ASEAN và các quy định của Pháp luật Việt Nam như Luật Thương mại, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Quảng cáo, Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ quy định về ghi nhãn hàng hóa và các văn bản khác có liên quan, Bộ Y tế đã quy định quản lý mỹ phẩm trong Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/1/2011. Trong Thông tư này ngoài các nội dung chung của các văn bản quy phạm pháp luật như phạm vi và đối tượng áp dụng, giải thích thuật ngữ, Bộ Y tế đã quy định cụ thể các nội dung như công bố sản phẩm mỹ phẩm (trình tự, cách thức, thủ tục công bố tiếp nhận số công bố, thời hạn hiệu lực của số tiếp nhận phiếu công bố, thay đổi nội dung đã công bố), các yêu cầu về Hồ sơ thông tin sản phẩm, yêu cầu về an toàn sản phẩm mỹ phẩm, ghi nhãn mỹ phẩm, xuất nhập khẩu mỹ phẩm; lấy mẫu và kiểm tra chất lượng mỹ phẩm, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán nhập khẩu mỹ phẩm và quyền của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng ban hành Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày 25/5/2015 quy định về việc xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.

Sau khi Luật Đầu tư năm 2014 ban hành, đưa ngành nghề "sản xuất mỹ phẩm" vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì năm 2016, các quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT đã được đưa lên Nghị định số 93/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Ngoài ra trong lĩnh vực mỹ phẩm còn áp dụng Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

II. Chính sách nhập khẩu thực phẩm chức năng hiện nay

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm thì thực phẩm chức năng khi nhập khẩu cần phải thực hiện công bố thực phẩm chức năng và đăng ký kiểm tra chất lượng An toàn thực phẩm để thông quan.

Thủ tục công bố thực phẩm chức năng được thực hiện theo Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Thủ tục hải quan thực hiện nhập khẩu thực phẩm chức năng được thực hiện theo Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

III. Các bước nhập khẩu thực phẩm chức năng

Khi thực phẩm chức năng về tới cảng, tổ chức nhập khẩu cần thực hiện các bước nhập khẩu thực phẩm chức năng như sau:

- Đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền;

- Khai tờ khai và nộp tờ khai hải quan đính kèm theo giấy đăng ký đã được duyệt;

- Làm thủ tục hải quan và xin mang hàng về kho bảo quản;

- Chuyên viên tại trung tâm mà tổ chức nhập khẩu đã đăng ký tới kiểm tra kho và lấy mẫu về kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Sau khi có kết quả kiểm tra, nếu kết quả đạt, tổ chức nhập khẩu nộp bổ sung kết quả cho Hải quan để thông quan lô hàng.

Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng