Chính phủ đã ban hành riêng một Nghị định quy định về vấn đề này. Cụ thể, tại Nghị định 28/2013/NĐ-CP, Chính phủ quy định Ngày pháp luật có thể được tổ chức dưới các hình thức như: Mít tinh; Hội thảo; Tọa đàm; Thi tìm hiểu pháp luật; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động, triển lãm và các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Đến nay, Ngày Pháp luật đã được bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương và đông đảo nhân dân tích cực hưởng ứng, thực hiện nghiêm túc, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, góp phần khơi dậy ý thức trách nhiệm công dân, nâng cao ý thức pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật trong xã hội. Ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam Thông qua các hoạt động được tổ chức, Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật. Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội. Từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp. Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn. Đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân nói chung và cán bộ, công chức, viên chức nói riêng trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, Ngày Pháp luật còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ngày 9-11 được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Trên cơ sở đó, nhắc nhở giáo dục cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu, tự giác tuân thủ, chấp hành, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật. Tổ chức Ngày Pháp luật năm 2020 Để việc tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2020 có chất lượng, hiệu quả theo nội dung, tinh thần Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; tiếp tục lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong Nhân dân, Bộ Tư pháp đã ban hành công văn gửi các cơ quan/đơn vị có liên quan (Ban Tuyên giáo Trung ương; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Tổ chức pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; các cơ quan báo chí; tập đoàn viễn thông) trân trọng đề nghị các cơ quan, đơn vị phối hợp triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2020. Đồng thời, để Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước, Bộ Tư pháp đã xác định một số định hướng lớn để các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương cần tập trung thực hiện trong thời gian tới, cụ thể: Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò, ý nghĩa của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý đất nước, phát triển xã hội, tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật. Việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam cần bám sát và cụ thể hoá tinh thần Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện thật tốt Luật PBGDPL năm 2012; rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật để phù hợp với thực tiễn, trong đó có các quy định về Ngày Pháp luật Việt Nam. Thứ hai, tiếp tục đổi mới, đa dạng nội dung, hình thức tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam theo hướng gắn kết giữa PBGDPL và xây dựng, thi hành pháp luật, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị, địa phương và yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL theo hướng lấy người dân làm trung tâm để trở thành công việc thường xuyên, hàng ngày của mỗi người. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông, báo chí, các thiết chế văn hóa, thông tin cơ sở, cổ động trực quan; chú trọng tổ chức đối thoại chính sách, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Thứ ba, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL cho đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL từ Trung ương đến cơ sở, nhất là đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật. Cán bộ, công chức, viên chức phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chủ động trong tìm hiểu và gương mẫu trong thực thi pháp luật; gắn việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ với thông tin, phổ biến pháp luật tới Nhân dân; đồng thời, vận động, khuyến khích công dân tìm hiểu, sử dụng, chấp hành, tuân thủ pháp luật. Thứ tư, tổ chức thực hiện PBGDPL hướng mạnh về cơ sở, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị và đoàn thể trong triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam. Xây dựng và phát triển các mô hình hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam hiệu quả, thiết thực gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và phong trào hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, hướng tới nhóm đối tượng đặc thù theo Luật PBGDPL để mọi người đều được tham gia học tập, tìm hiểu pháp luật. Thứ năm, đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, huy động nguồn lực trong xã hội tham gia vào công tác PBGDPL nói chung, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam nói riêng; phát huy vai trò của nhà trường, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật, các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, tổ chức hành nghề luật tham gia hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Chú trọng kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện; làm điểm mô hình, hình thức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam hiệu quả để từ đó nhân rộng; đồng thời quan tâm khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, PBGDPL, thi hành pháp luật.
Thạch Thất - Hà Nội: Công ty TNHH XNK thép Việt Thái không đảm bảo về PCCC vẫn ngang nhiên hoạt động
Mặc dù đã bị đình chỉ hoạt động vì không đảm bảo PCCC, tuy nhiên theo ghi nhận của PV, Công ty TNHH XNK Thép Việt Thái (có địa chỉ tại thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội) vẫn ngang nhiên hoạt động, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, mất an toàn.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngày pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay gọi ngắn gọn là Ngày pháp luật là một ngày kỷ niệm tại Việt Nam vào ngày 09 tháng 11 hàng năm, bắt đầu từ năm 2013, ngày pháp luật được quy định cụ thể trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam. Đây là ngày trong năm để khẳng định vị trí thượng tôn của pháp luật trong đời sống xã hội, nâng cao ý thức chấp hành và bảo vệ pháp luật tại Việt Nam[1] và thúc đẩy tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền. Ngày 09 tháng 11 chính là ngày bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành nên Việt Nam lấy đó làm Ngày Pháp luật.[2]
Về cơ sở pháp lý, ngày pháp luật được quy định tại Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Vào ngày 08 tháng 11 năm 2013, tại Hà Nội, Hội đồng phổ biến giáo dục trung ương và Bộ Tư pháp tổ chức Lễ Công bố Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày pháp luật do đích thân Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng chính thức công bố.[1][3]
Trên thế giới có khoảng 40 quốc gia có Ngày Pháp luật, còn ở Việt Nam, ý tưởng tổ chức Ngày Pháp luật bắt nguồn từ sáng kiến của các địa phương, từ các tỉnh Hà Tây, Long An, Tiền Giang và các tỉnh thành khác. Ban đầu, ngày này chỉ được tổ chức trong các cơ quan, đơn vị cho cán bộ, công chức, viên chức như một ngày sinh hoạt pháp luật tập trung, để họ được phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật mới được ban hành trong lĩnh vực quản lý, hoạt động của mình, từ năm 2010, mô hình Ngày Pháp luật đã được lan tỏa ra hầu hết các Bộ, các ngành và tất cả 63 tỉnh, thành.[4]
Một trong những thay đổi tích cực của giáo dục đại học Việt Nam trong những năm gần đây là mô hình đào tạo theo niên chế đã được thay thế bằng mô hình đào tạo theo tín chỉ. Với ưu điểm lấy người học làm trung tâm và năng lực người học được chú trọng, mô hình đào tạo này gắn liền với nhiều yếu tố nhưng có thể nói nguồn học liệu đóng một vai trò cốt yếu, quyết định đến sự thành công trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng như mục tiêu đào tạo của nhà trường. Trong đó, không thể thiếu vai trò của Tài liệu học tập – một dạng tài liệu có tác dụng phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo và năng lực nhận thức của sinh viên.
Để góp phần vào việc xây dựng hệ thống học liệu tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả xin ra mắt cuốn Tài liệu học tập môn Luật Hiến pháp Việt Nam.
Luật Hiến pháp Việt Nam là môn học đầu tiên trong hệ thống những môn học pháp lý chuyên ngành về đào tạo Luật. Do vậy, việc nắm vững các kiến thức về Luật Hiến pháp trong nước sẽ là tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu các môn học Luật chuyên ngành trong nước nói chung cũng như môn Luật Hiến pháp nước ngoài nói riêng sau này. Hy vọng rằng người học sẽ được trang bị những kiến thức bổ ích đó thông qua việc tự học, tự nghiên cứu bằng cuốn sách này.
Sách được chia thành hai phần chính: Phần I là Nội dung của môn học, bao gồm 14 chương, tương ứng với các chế định quan trọng của ngành luật Hiến pháp Việt Nam; Phần II là Nội dung hướng dẫn học tập, bao gồm các hướng dẫn về cách học, cách đọc tài liệu và làm bài thi cũng như hướng dẫn trả lời câu hỏi ôn tập và thảo luận ở mỗi chương. Trong đó, tác giả đặt rất nhiều tâm huyết vào việc hướng dẫn sinh viên mà đặc biệt là sinh viên thuộc loại hình đào tạo từ xa trong việc đọc Tài liệu học tập nói chung cũng như riêng cuốn sách này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo Nhà trường, ThS. Đặng Văn Thanh (nguyên Trưởng khoa Kinh tế và Luật), TS. Dư Ngọc Bích (Trưởng khoa Luật), Ban Học liệu của trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho sự ra đời của Tài liệu học tập Luật Hiến pháp Việt Nam. Xin trân trọng cảm ơn ThS. Trần Đức Tuấn, PGS.TS. Võ Trí Hảo, TS. Lê Thị Hồng Nhung cùng các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu đã có những nhận xét phản biện, đóng góp quý báu, góp phần hoàn thiện cuốn sách này.
Do ngành luật Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rất rộng nên nội dung cuốn sách hàm chứa rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Mặc dù đã rất cố gắng và nghiên cứu nghiêm túc nhưng chắc chắn, tác giả không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ Quý Bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn khi tái bản.
(PLVN) - Đường dây lừa đảo do Tiktoker Mr Pips (Phó Đức Nam) cầm đầu có 2.661 bị hại trên toàn quốc; lực lượng chức năng đã thu giữ, phong toả nhiều tài sản của các đối tượng gồm trái phiếu, sổ tiết kiệm, vàng miếng, ô tô, đồng hồ... ước tính hơn 5.200 tỷ đồng.
(PLVN) - Dù các công ty không đăng ký hoạt động trên lĩnh vực tài chính chứng khoán nhưng Hồ Bích Ngọc vẫn tuyển dụng nhân viên để hoạt động trong lĩnh vực này để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
(PLVN) - Ngày 10/12/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Trần Minh Vũ (SN 1967, cựu Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(PLVN) - Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) vừa phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 7 đối tượng về tội “Tham ô tài sản”.
(PLVN) - Các đối tượng đã dùng túi nước trà để đánh tráo kết quả kiểm tra nước tiểu cho những người có khả năng dương tính với ma túy. Mỗi đối tượng nhận làm từ 15 đến 20 hồ sơ, thu lợi hàng chục triệu đồng.
(PLVN) - Hai chị em Hường và Thành ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vận chuyển trái phép tiền tệ với số lượng lớn qua biên giới để kiếm lời.
(PLVN) - Hai mẹ con bà N khai nhận tham gia sinh hoạt tôn giáo tại phường Sở Dầu (quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng) và thực hiện hành vi rủ rê, lôi kéo các học sinh theo sự chỉ đạo của hội trưởng hội nhóm tôn giáo...
(PLVN) - Công an huyện Hải Lăng (Quảng Trị) phối hợp với Công an huyện Triệu Phong và Công an thị xã Quảng Trị làm rõ nhóm thanh, thiếu niên mang theo hung khí gây thương tích cho người đi đường.
(PLVN) -Ngày 07/12/2024, tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an đã thông tin về tiến độ điều tra một số vụ án dư luận quan tâm.
(PLVN) -Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nghiêm Quang Minh (sinh năm 1979, trú tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội 'Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy', theo quy định tại các điểm a, c, khoản 3, Điều 313 Bộ luật Hình sự.
(PLVN) - Ngày 7/12, Đội CSGT đường bộ số 2 thuộc Phòng CSGT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa phối hợp với một gia đình giải cứu thành công thiếu nữ bị người khác dụ dỗ trên mạng xã hội.
(PLVN) - Mở rộng điều tra vụ án xảy ra Công ty CP Đầu tư Trung Hậu - Tổng 68 và các đơn vị liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam đối với Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang.
(PLVN) - Công an huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) ngày 5/12 ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Lập (39 tuổi, trú tại xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô) về tội chống người thi hành công vụ.
(PLVN) - Chiều 5/12, Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra Quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án “Đưa hối lộ, Nhận hối lộ" xảy ra tại Tập đoàn Egroup, Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Nhất Trần (Công ty Nhất Trần) và một số đơn vị liên quan; đồng thời, ra Quyết định, Lệnh tố tụng.
(PLVN) - Mâu thuẫn tiền mua bán xe, đối tượng Phàn Văn Canh (sinh năm 1966, trú tại thôn Tiến Yên, xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) dùng hung khí đâm em vợ tử vong. Đối tượng mới bị Công an tỉnh Hà Giang tạm giữ.
(PLVN) - 3 thanh niên tự chế phẩm màu và hương liệu rồi đóng vào những lọ thủy tinh nhỏ hoặc chất bột để làm "bùa yêu", sau đó quảng cáo và rao bán cho hàng trăm người trên mạng xã hội.
(PLVN) - Ngày 4/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Bình Thuận cho biết đơn vị đang tổ chức lực lượng truy tìm đối tượng Đào Duy Minh (SN 1997, trú tại khu phố 14, phường Mũi Né, TP Phan Thiết) để điều tra làm rõ về hành vi gây thương tích cho người khác.
(PLVN) - Ngày 4/12, thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng đấu tranh thành công Chuyên án HT 624, bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển trái phép ma túy với số lượng lớn trong đêm.
(PLVN) - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Long An cho biết, đơn vị vừa bắt giữ đối tượng vận chuyển hơn 10kg ma túy từ Campuchia về Việt Nam.
(PLVN) - Do làm ăn thua lỗ, nợ nần nhiều người, Mai đã đưa thông tin gian dối về dự án gạch không nung để lừa đảo, chiếm đoạt gần 40 tỷ đồng.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.
Việc gọi tên hệ thống pháp luật có nhiều quan điểm khác nhau, trong đó, có quan điểm cho rằng, hệ thống pháp luật bao gồm hai bộ phận là công pháp và tư pháp, quan điểm khác cho rằng cần phải phân biệt hai khái niệm: Hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật thực định và quan điểm chỉ có một khái niệm hệ thống pháp luật, không thể phân biệt rõ nét hai khái niệm hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật thực định. Theo quan điểm này, hệ thống pháp luật có nội dung rất rộng, bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành và những nguồn khác nữa của pháp luật tồn tại trên thực tế mà dựa trên cơ sở đó tính hiện thực của pháp luật được bảo đảm và pháp luật phát huy hiệu lực.
Theo quan điểm này hệ thống pháp luật là một khái niệm chung bao gồm hai mặt cụ thể là: Hệ thống cấu trúc của pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật (hệ thống nguồn của pháp luật).
Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam bao gồm:[1]
1. Khái niệm hệ thống pháp luật Việt Nam.
Pháp luật chính là một hệ thống thể hiện ý chí của Nhà nước, của giai cấp cầm quyền cho nên pháp luật ở mọi quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng không phải được sắp xếp theo một cách ngẫu nhiên, tuỳ tiện mà được sắp xếp theo một trình tự rất chặt chẽ do những yếu tố khách quan quy định. Dưới góc độ đó, hệ thống pháp luật có một số những đặc điểm sau:
– Tính khách quan: Tính khách quan của hệ thống pháp luật liên hệ chặt chẽ với các đặc điểm trên và được thể hiện ở chỗ: sự hình thành các bộ phận cấu thành của nó được tồn tại trong thực tế khách quan. Không thể đặt ra, sắp xếp các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật, ngành luật một cách chủ quan không tính đến hoặc không nghiên cứu đầy đủ cơ cấu và sự phát triển các quan hệ xã hội đang tồn tại trên thực tế khách quan, bởi các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của pháp luật;
– Tính thống nhất và tính hài hoà: Các quy phạm pháp luật không mâu thuẫn với nhau mà tồn tại theo thứ bậc và phối hợp chặt chẽ với nhau. Các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp và không được trái với các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước cấp trên ban hành. Nhiều quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp dưới là sự cụ thể hoá các quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp cao hơn;
– Sự phân chia hệ thống pháp luật thành các bộ phận cấu thành: Với tư cách là một hệ thống pháp luật được chia ra các yếu tố cấu thành là các ngành luật, chế định pháp luật. quy phạm pháp luật. Đặc điểm này là tất yếu bởi vì: tổng thể các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong mỗi lĩnh vực như thế lại có các nhóm quan hệ xã hội có tính độc lập tương đối với nhau. Chính sự hình thành những lĩnh vực và nhóm quan hệ xã hội đã quy định sự phân chia hệ thống pháp luật ra các bộ phận cấu thành./.
Có nhiều quan điểm khác nhau về hệ thống pháp luật Việt Nam nhưng quan điểm được giới Khoa học pháp lý đánh giá cao là: “ Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam”. Như vậy, hệ thống pháp luật được hiểu là chỉnh thể bao gồm các bộ phận có liên quan mật thiết với nhau, được sắp xếp theo một trình tự logíc, khách quan và khoa học. Theo đó, hệ thống pháp luật là một phạm trù thể hiện cấu trúc bên trong và hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật. cụ thể:
– Cấu trúc bên trong: Là mối liên hệ bên trong giữa các ngành luật gọi là hệ thống các ngành luật, hệ thống các ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất và phối hợp với nhau, được phân chia thành các ngành luật, chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật ở các cấp độ khác nhau;
– Quy phạm pháp luật: Là những quy tắc xử sự trong các trường hợp cụ thể do Nhà nước quy định có tính chất bắt buộc chung. Đây là bộ phận nhỏ nhất của hệ thống, mang tính cụ thể cũng như tính khái quát. Các bộ phận khác của hệ thống pháp luật đều được hình thành do sự kết hợp của các quy phạm pháp luật. Ý chí của Nhà nước thể hiện trong pháp luật và được mô hình hoá bởi các quy phạm pháp luật;
– Chế định pháp luật: Là một nhóm những quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có liên hệ mật thiết với nhau;
– Ngành luật: Bao gồm các chế định pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội có chung một tính chất. Dựa vào tính chất giống nhau, gần gũi mà có thể xếp các nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất thành một ngành luật và trở thành đối tượng điều chỉnh chung của ngành luật. Dựa vào đối tượng điều chỉnh của một ngành luật để tiến hành hệ thống hoá các quy phạm pháp luật thành các hệ thống pháp luật theo từng ngành, thuận tiện cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật;
– Hình thức biểu hiện bên ngoài: Là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Mỗi loại văn bản có giá trị pháp lý cao thấp khác nhau nhưng đều thuộc vào những ngành luật nhất định.
2. Những đặc điểm chung của hệ thống pháp luật Việt Nam
Pháp luật chính là một hệ thống thể hiện ý chí của Nhà nước, của giai cấp cầm quyền cho nên pháp luật ở mọi quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng không phải được sắp xếp theo một cách ngẫu nhiên, tuỳ tiện mà được sắp xếp theo một trình tự rất chặt chẽ do những yếu tố khách quan quy định. Dưới góc độ đó, hệ thống pháp luật có một số những đặc điểm sau:
Tính khách quan: Tính khách quan của hệ thống pháp luật liên hệ chặt chẽ với các đặc điểm trên và được thể hiện ở chỗ: sự hình thành các bộ phận cấu thành của nó được tồn tại trong thực tế khách quan. Không thể đặt ra, sắp xếp các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật, ngành luật một cách chủ quan không tính đến hoặc không nghiên cứu đầy đủ cơ cấu và sự phát triển các quan hệ xã hội đang tồn tại trên thực tế khách quan, bởi các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của pháp luật;
Tính thống nhất và tính hài hoà: Các quy phạm pháp luật không mâu thuẫn với nhau mà tồn tại theo thứ bậc và phối hợp chặt chẽ với nhau. Các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp và không được trái với các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước cấp trên ban hành. Nhiều quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp dưới là sự cụ thể hoá các quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp cao hơn;
Sự phân chia hệ thống pháp luật thành các bộ phận cấu thành: Với tư cách là một hệ thống pháp luật được chia ra các yếu tố cấu thành là các ngành luật, chế định pháp luật. quy phạm pháp luật. Đặc điểm này là tất yếu bởi vì: tổng thể các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong mỗi lĩnh vực như thế lại có các nhóm quan hệ xã hội có tính độc lập tương đối với nhau. Chính sự hình thành những lĩnh vực và nhóm quan hệ xã hội đã quy định sự phân chia hệ thống pháp luật ra các bộ phận cấu thành./.
Luật Hiến pháp điều chỉnh các quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, địa vị pháp lý của con người, công dân và đặc biệt là tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngành Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo của hệ thống pháp luật. Trong khoa học pháp lý, Luật Hiến pháp là bộ môn khoa học quan trọng. Kiến thức về Luật Hiến pháp là nền tảng để nghiên cứu nhiều bộ môn khoa học pháp lý khác.
Để phục vụ công tác giảng dạy và học tập môn học Luật Hiến pháp trong chương trình đào tạo cử nhân Luật, năm 1992 Khoa Luật – Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã biên soạn Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam (khi đó gọi là Giáo trình Luật Nhà nước Việt Nam).
Các lần tái bản Giáo trình Luật Hiến pháp đã phản ánh những thay đổi quan trọng trong lĩnh vực Luật Hiến pháp qua các thời kì. Với sự cố gắng của tập thể giảng viên Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam được tái bản lần thứ 6 này đã giới thiệu, bổ sung và cập nhật những nội dung, tư tưởng cơ bản, quan trọng của Luật Hiến pháp Việt Nam, đặc biệt là những nội dung thể hiện qua Hiến pháp năm 2013 và các kiến thức, lý luận hiện đại của khoa học Luật Hiến pháp trong nước và trên thế giới.
Với dung lượng hơn 400 trang, được chia thành 15 chương, cuốn giáo trình cũng đã được điều chỉnh ngắn gọn, phù hợp hơn với mục tiêu đào tạo chương trình cử nhân Luật.
Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Sự hình thành Ngày pháp luật Việt Nam Ngày Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay gọi ngắn gọn là Ngày Pháp luật là một ngày kỷ niệm tại Việt Nam vào ngày 09 tháng 11 hàng năm, bắt đầu từ năm 2013. Ngày Pháp luật được quy định cụ thể trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam. Đây là ngày trong năm để khẳng định vị trí thượng tôn của pháp luật trong đời sống xã hội, nâng cao ý thức chấp hành và bảo vệ pháp luật tại Việt Nam và thúc đẩy tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền. Ngày 09/11 được lấy là Ngày Pháp luật Việt Nam bởi đây là ngày Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội Việt Nam được thông qua (ngày 09/11/1946). Đến nay, Việt Nam đã có 05 bản Hiến pháp, bản Hiến pháp đang có hiệu lực là Hiến pháp năm 2013. Tuy vậy, ý nghĩa của ngày “khai sinh” ra bản Hiến pháp đầu tiên vẫn rất được trân trọng. Đó cũng chính là lý do Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 8 của Luật này cũng nêu rõ, Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.