Lô A5-13, Khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 - Nghệ An - Xã Nghi Long - Huyện Nghi Lộc - Nghệ An.
Bao bì, nhãn mác và đóng gói hàng may mặc xuất khẩu
Hàng may mặc cần được đóng gói cẩn thận trong nilon cho từng sản phẩm và nhiều sản phẩm trong thung carton chắc chắn. Sau đó từng thùng hàng được đóng trực tiếp vào container hoặc nhiều thùng trên 1 pallet trong container. Trên các kiện hàng cần được dán nhãn vận chuyển (shipping mark) để thuận tiện trong quá trình chuyển hàng cũng như thông quan.
Vận chuyển container bằng đường sắt Việt Nam - Trung Quốc
Công ty cổ phần Dệt-May 29/3
Công ty cổ phần Dệt-May 29/3 (Hachiba) ra đời năm 1976, trước đây là tổ hợp dệt. Ngày 29/3/2007, nhân kỷ niệm 32 năm thành lập, công ty chính thức cổ phần hóa với tên mới là Công ty cổ phần Dệt-May 29/3, kim ngạch xuất khẩu năm 2015 ước đạt gần 50 triệu USD.
Gần đây, Công ty cổ phần Dệt-May 29/3 đã chuyển đổi từ sản xuất gia công sang sản xuất theo đơn đặt hàng của khách với đơn giá cụ thể (hình thức FOB), nâng cao chất lượng và quảng bá sản phẩm.
Công ty đã tiếp cận người tiêu dùng trên cả nước, mang lại sự hài lòng với chất lượng sản phẩm. Điều này thúc đẩy công ty vươn lên mới, hướng tới thị trường Mỹ, EU.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: Địa chỉ: 60 Mẹ Nhu, Thanh Khê Tây, Thanh Khê, Đà Nẵng Điện thoại: 023 6375 6999 Email: [email protected] Website: https://hachiba.com.vn/
Công ty cổ phần may Việt Tiến - Pacific Enterprise
Công ty cổ phần may Việt Tiến được biết đến như một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực may mặc tại Việt Nam. Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh may mặc và gia công quần áo may sẵn, Việt Tiến là chủ sở hữu của nhiều thương hiệu nổi tiếng như Sanciaro, Manhattan, TT - up, Việt Tiến, Việt Long, Camellia,...
Với nhiều năm kinh nghiệm, Việt Tiến đã chiếm vị trí hàng đầu trong thị trường thời trang công sở tại Việt Nam. Đối mặt với sức cạnh tranh gay gắt, công ty không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này thể hiện qua việc mở rộng đa dạng sản phẩm, tăng cường hệ thống phân phối chuyên nghiệp để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: Địa chỉ: 7 Lê Minh Xuân, phường 7, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 0838 640 800 Email: [email protected] Website: https://www.viettien.com.vn/vi/gioi-thieu/ve-vtec Fanpage: www.facebook.com/vtecfashion/
Theo một số doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu hàng may mặc, Đức là mảnh đất tiềm năng nhất trong Liên minh châu Âu (EU).
Vì nó có tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt may, da giày lớn nhất khu vực nhưng lại không đòi hỏi cao về mẫu mã, kiểu cách.
Ông Nguyễn Thanh Lâm (Việt kiều ở Đức), Chủ tịch Công ty Viet Euro cho biết, Đức luôn là quốc gia có doanh số nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất EU, đạt khoảng 27,8 tỷ euro năm ngoái. Tuy con số này đem so mức nhập khẩu hàng may mặc của thị trường Mỹ thì vẫn còn rất thấp nhưng hiện Đức đã bãi bỏ hạn ngạch dệt may. Ông Lâm cho rằng, hiện nay hàng hóa Trung Quốc chiếm thị phần cao nhất trên thị trường này. Nhưng chắc chắn trong thời gian tới đây, Đức cũng như Mỹ sẽ có hàng rào tự vệ cho mình đó lá áp dụng luật chống bán phá giá đối với mặt hàng dệt may của Trung Quốc.
Sau khi EU bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng dệt may, một số nước đã ồ ạt đưa hàng vào thị trường Đức, trong đó có cả Trung Quốc. Một phần, hàng Trung Quốc tuy có mẫu mã đa dạng nhưng chất lượng thành phẩm vẫn chưa làm hài lòng người tiêu dùng nơi đây. Mặt khác, người Đức không muốn lệ thuộc hoàn toàn vào hàng của Trung Quốc, do đó đã chuyển xu hướng thích sử dụng hàng hóa của các quốc gia khác. Vì thế, đây sẽ là cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam để thâm nhập sâu hơn.
Một thuận lợi khác là mức tiêu thụ hàng may mặc của người dân Đức rất lớn. Trung bình mỗi tháng một gia đình tiêu hết 23 euro cho quần áo nam, 44 euro cho quần áo nữ, 8 euro dành để mua quần áo trẻ em và khoảng 12 euro sử dụng cho các mặt hàng dệt may khác. "Ngoài những mặt hàng truyền thống thì chủng loại rèm cửa cũng được người Đức chú trọng nhiều. Trong khi đó ở Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ phân khúc này, vì hiện chỉ có hai đơn vị sản xuất mặt hàng này", ông Lâm nhấn mạnh. Đặc biệt, người dân Đức chỉ chú trọng đến chất lượng thành phẩm và sự kỳ công của nhà sản xuất được thể hiện qua mũi kim đường chỉ. Còn kiểu cách, mẫu mã đối với họ không quá khắt khe. Trong khi đó, Việt Nam lại có nhiều lợi thế về điều này nên chắc khi xuất khẩu hàng dệt may vào Đức sẽ hút khách.
Cũng đánh giá cao về thị trường Đức, Giám đốc Công ty Protrade Corporation (chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu sang các nước, trong đó có Đức) Lê Hồng Phoa cho rằng, Đức là thị trường tiềm năng cho hàng dệt may Việt Nam. Vì dân số Đức đông và thu nhập đầu người rất cao. Theo ông Phoa, trước đây, Việt Nam là nước có thị phần xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Đức. Riêng Protrade Corporation cách đây 2 năm khi EU chưa bãi bỏ hạn ngạch dệt may, công ty chỉ làm với một khách hàng của Đức mà xuất được 15 triệu USD. Nhưng từ khi EU bãi bỏ quota dệt may, doanh nghiệp Việt Nam đã không vượt qua nổi Trung Quốc, do giá thành cạnh tranh. Vì thế trong hai năm qua Protrade Corporation cũng phải bõ lỡ nhiều cơ hội trên thị trường này. Tuy nhiên, người tiêu dùng Đức vẫn thích dùng hàng của Việt Nam do chất lượng và kỹ thuật được đảm bảo. "Tôi thấy Đức có rất nhiều triển vọng đối với ngành hàng may mặc nên bỏ qua một thời gian khá dài cũng là một thiệt thòi lớn. Nhưng hiện tại tôi đã có kế hoạch và dự định tiếp tục trở lại với thị trường quan trọng này", ông Phoa nói.
Còn bà Trịnh Văn Hoa, Quản lý thu mua cấp cao hàng phi thực phẩm của hệ thống Metro Cash & Carry (Đức) cho biết, hệ thống Merto ở Đức có sức hút hàng dệt may rất lớn. Từ năm 2004 trở về trước, khi EU còn áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, thị phần hàng dệt may Việt Nam tại Đức đạt khoảng 30%, trong khi Trung Quốc chỉ bằng một nửa. Trong hệ thống siêu thị Metro tại Đức, hàng dệt may của Việt Nam cũng chiếm thị phần rất lớn. Doanh số bán cũng luôn cao hơn so với các nước trong khu vực. Nhưng kể từ ngày 1/1 năm nay khi EU chính thức gỡ bỏ hàng rào hạn ngạch thì Việt Nam lại gặp nhiều khó khăn.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa, Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại TP HCM (ITPC) cho biết, nếu doanh nghiệp muốn đưa hàng vào Đức buộc phải tuân thủ hai loại quy chuẩn đó là của EU và Đức. Tuy nhiên, so với luật chung của EU thì luật của thị trường Đức nghiêm ngặt hơn. Vì thế, doanh nghiệp cần chú trọng cũng như làm tốt 3 tiêu chuẩn: chất lượng, vệ sinh sản phẩm và trách nhiệm xã hội thì sẽ đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra, khi sử dụng nguyên phụ liệu dệt may doanh nghiệp nên tránh các chất dễ gây cháy như PPF hoặc nguyên liệu có tính chất tẩy trùng... "Vì một khi xuất khẩu hàng vào Đức mà không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, hải quan của nước này sẽ tiêu hủy. Nhưng chi phí của việc tiêu hủy này là do phía doanh nghiệp nhập khẩu chi trả", ông Nghĩa nói
Tổng Công ty cổ phần may Nhà Bè - NBC
Với vai trò độc đáo, Công ty cổ phần may Nhà Bè không chỉ là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam mà còn là nhà lãnh đạo trong việc phát triển đất nước, nâng cao mức sống xã hội và cải thiện chất lượng cộng đồng.
Chú trọng vào sự sáng tạo, NBC không chỉ tập trung vào kinh doanh mà còn đặt ra mục tiêu tiến lên phía trước thông qua việc sáng tạo mẫu thiết kế, lựa chọn chất liệu và cải tiến thiết bị sản xuất. Hệ thống quản lý và sản xuất linh động cao, đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Địa chỉ: 4 đường Bến Nghé, Tân Thuận Đông, quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Website: https://www.nhabe.com.vn/vie
Fanpage: facebook.com/NHABECORPORATION