Bảo đảm an sinh xã hội và thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo động lực cho người dân phát triển kinh tế. Những năm qua, công tác giảm nghèo đã được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm triển khai thực hiện, tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực của đời sống người nghèo, giúp hộ nghèo phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Trong Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm đề ra mục tiêu đến 2030: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 đến 1,5%/năm.
Sĩ quan phục viên có phải bồi thường chi phí đào tạo hay không?
Về bồi thường chi phí đào tạo, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Thông tư 16/2020/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng như sau:
Như vậy khoảng thời gian công tác của anh chưa đủ 5 năm nên rất có thể khi phục viên sẽ phải đền bù chi phí đào tạo.
Sĩ quan phục viên đi làm ở doanh nghiệp bên ngoài thì có được tính tiếp bảo hiểm xã hội không?
Tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:
Như vậy nếu sĩ quan phục viên khi làm việc tại các doanh nghiệp không hưởng lương từ ngân sách nhà nước muốn được tiếp tục tính nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận.
Vừa qua, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và cận nghèo tại một số địa phương trong tỉnh. Theo đánh giá, việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của tỉnh. Công tác tham mưu, phối hợp được các ngành thực hiện hiệu quả. Các địa phương đã tập trung, nghiêm túc triển khai thực hiện chính sách, đảm bảo đúng đối tượng, đầy đủ, kịp thời. Qua đó, tác động tích cực đến tâm lý lãnh đạo địa phương, nhà trường, phụ huynh và kết quả học tập của học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, qua giám sát, khảo sát thực tế cho thấy việc thực hiện những chính sách này vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. Thời gian tới, số đối tượng thụ hưởng có thể sẽ bị thu hẹp, ngoài ra nhiều hộ vừa thoát nghèo, điều kiện vẫn còn khó khăn. Do đó, Ban Dân tộc HĐND tỉnh có một số kiến nghị đối với UBND tỉnh, các ngành, địa phương để chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh được thực hiện đảm bảo đem lại hiệu quả thiết thực./.
Link:https://baobinhphuoc.com.vn/news/32/158560/chinh-sach-ho-tro-hoc-sinh-sinh-vien-thuoc-ho-ngheo-can-ngheo-duoc-binh-phuoc-dac-biet-quan-tam
Tích cực thực hiện Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về giảm nghèo bền vững đến năm 2025, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh đã triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp cho công tác giảm nghèo và mang lại những kết quả đáng phấn khởi.
Tư vấn giải quyết việc làm cho người lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh.
Xác định công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm là giải pháp quan trọng trong giảm nghèo bền vững, năm qua, Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh đã chỉ đạo ngành LĐ-TB&XH và các địa phương tập trung làm tốt công tác này. Trong năm 2022, Bạc Liêu đã đào tạo cho 14.500 lao động, đạt 103,6% kế hoạch năm. Đồng thời, giải quyết việc làm cho hơn 19.710 lao động.
Cùng với công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm là thực hiện tốt chính sách cho vay ưu đãi tín dụng dành cho hộ nghèo và cận nghèo. Trong năm 2022, Ngân hàng Chính sách xã hội đã đầu tư gần 767,3 tỷ đồng và từ nguồn vốn này đã tạo sinh kế, việc làm cho hàng ngàn lao động nghèo.
Bên cạnh giúp hộ nghèo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm, Bạc Liêu còn quan tâm thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Đó là việc tỉnh đã chi ngân sách hỗ trợ thêm 30% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho người thuộc hộ cận nghèo (Trung ương hỗ trợ 70% và ngân sách tỉnh hỗ trợ 30%). Qua đó, giúp cho 100% đối tượng hộ nghèo và cận nghèo đều được hỗ trợ mua BHYT. Như năm 2022, Bạc Liêu đã mua và cấp hơn 82.370 thẻ BHYT với tổng kinh phí trên 66 tỷ đồng. Trong đó, cấp 32.420 thẻ BHYT cho hộ nghèo và 46.354 thẻ BHYT cho hộ cận nghèo. Việc hỗ trợ mua BHYT đã tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, cận nghèo được chăm sóc sức khỏe và tiếp cận với các dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn trong khám chữa bệnh.
Đặc biệt, Bạc Liêu đã tập trung huy động tốt các nguồn lực để xây dựng và hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo. Năm 2022, toàn tỉnh đã vận động và triển khai xây dựng được 644 căn nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo với trị giá mỗi căn từ 30 - 50 triệu đồng, tổng kinh phí trên 22 tỷ đồng.
Song song đó, Bạc Liêu còn thực hiện tốt chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và thực hiện kịp thời việc hỗ trợ chi phí học tập, miễn, giảm học phí cho học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2022 đã miễn học phí cho 2.753 học sinh và giảm học phí cho 2.526 học sinh, với tổng số tiền trên 1,57 tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ chi phí học tập cho 10.710 học sinh, với tổng số tiền trên 7,4 tỷ đồng…
Khám chữa bệnh cho hộ nghèo tại Trung tâm Y tế TP. Bạc Liêu. Ảnh: Kim Trung
Có thể nói, với sự lãnh đạo và chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, công tác giảm nghèo đã được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm thực hiện tốt. Đồng thời, với sự phối - kết hợp, tham gia giữa các sở, ban, ngành và địa phương, sự đồng tình và ủng hộ của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nên đã huy động được nhiều nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp đã xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện đồng bộ và hiệu quả; có phân công thành viên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở.
Mặt khác, các sở, ban, ngành, địa phương đã cụ thể hóa văn bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn của Trung ương và cấp trên thành chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện. Cũng như, các nguồn kinh phí từ ngân sách và huy động từ xã hội hóa tiếp tục được quan tâm thực hiện. Từ đó đã đầu tư, hỗ trợ xây dựng các công trình thiết yếu đối với địa phương, địa bàn còn khó khăn và hỗ trợ một số dịch vụ cơ bản, góp phần cho công tác giảm nghèo đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Tuy nhiên, việc thực hiện công tác giảm nghèo trong năm qua cũng còn tồn tại một số khó khăn và hạn chế. Nguyên nhân là do các văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ, thiếu cụ thể nên một số dự án, mô hình thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo triển khai còn chậm và làm ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn vốn đầu tư, thực hiện công tác giảm nghèo của tỉnh. Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về giảm nghèo được duy trì thực hiện, nhưng một số cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức cập nhật, nắm bắt chưa kịp thời, đầy đủ nên việc triển khai thực hiện có mặt còn hạn chế và đạt hiệu quả chưa cao. Công tác phối hợp giữa một số cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện công giảm nghèo chưa chặt chẽ, đồng bộ; việc phân công và tiếp cận, hỗ trợ hộ nghèo có lúc thực hiện chậm và chưa phát huy hiệu quả thật sự. Hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu việc làm hoặc việc làm thiếu bền vững, thu nhập, sinh kế còn gặp nhiều khó khăn. Công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết đánh giá công tác giảm nghèo thực hiện chưa đầy đủ, kịp thời; chưa phát hiện, nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả…
Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo và khắc phục những khó khăn, hạn chế trong công tác này, năm 2023 Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh sẽ tiếp tục triển khai, cụ thể hóa các Nghị quyết của HĐND tỉnh và Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG và Tổ công tác chương trình MTQG giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025 các cấp, đảm bảo tham mưu tích cực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hiệu quả công tác giảm nghèo. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia công tác giảm nghèo ở các cấp.
Tập trung tuyên truyền sâu rộng việc triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo năm 2023 nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức và quần chúng nhân dân về ý nghĩa, mục đích của công tác giảm nghèo, nhất là giáo dục ý thức tự vươn lên thoát nghèo của từng hộ nghèo và cận nghèo.
Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; gắn đào tạo nghề với tạo việc làm đối với lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tích cực tư vấn, giới thiệu và tạo điều kiện hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại những thị trường có thu nhập ổn định, cũng như hỗ trợ người lao động đi làm việc trong và ngoài tỉnh.
Chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tích cực vận động, huy động nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ cải thiện nhà ở và nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ nghèo, ưu tiên hộ nghèo có người cao tuổi, người khuyết tật, hộ nghèo ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, cũng như có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Chú trọng, quan tâm đến việc giải ngân các nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ cải thiện nhà ở và nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh…
ĐTO - Chiều 24/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Minh Tuấn – Trưởng Ban Đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh (Ban Đại diện) chủ trì họp tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Ban Đại diện.
Trong năm 2023, Ban Đại diện tỉnh luôn bám sát các nhiệm vụ để chỉ đạo, triển khai thực hiện. Công tác kiểm tra, giám sát của các thành viên Ban Đại diện, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác được chú trọng, kịp thời hỗ trợ những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở, chất lượng hoạt động tín dụng chính sách (TDCS) xã hội được nâng lên. Nguồn vốn TDCS xã hội ngày càng phát huy hiệu quả, được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, cấp ủy, chính quyền các địa phương và người dân ghi nhận, đánh giá cao, thực sự là công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn trong thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, kịp thời hỗ trợ giảm bớt khó khăn sau dịch bệnh Covid - 19, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trong năm, nguồn vốn TDCS đã hỗ trợ 5.125 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phục vụ an sinh xã hội. Trong đó, có 1.054 lượt hộ nghèo, 1.925 lượt cận nghèo và 2.146 lượt hộ mới thoát nghèo; tạo việc làm cho 11.359 lao động; xây mới và sửa chữa 19.208 công trình nước sạch và 17.617 công trình vệ sinh môi trường nông thôn; giúp 5.212 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn phục vụ học tập; hỗ trợ 1.404 lao động có chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giúp 117 khách hàng vay vốn xây mới nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, giúp cho 36 lượt người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm... thực hiện hỗ trợ lãi suất 81.478 món vay với số tiền 52.899 triệu đồng.
Tổng nguồn vốn đến 31/12/2023 đạt 5.507.070 triệu đồng, tăng 752.814 triệu đồng với tỷ lệ tăng 15,83% so với năm 2022. Trong đó, nguồn vốn cân đối từ Trung ương đạt 4.204.190 triệu đồng, tăng 624.951 triệu đồng, tăng 17,46% so với năm 2022; nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 708.449 triệu đồng, tăng 48.609 triệu đồng so đầu năm, vượt 8,26% so với kế hoạch giao; vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 594.431 triệu đồng, tăng 79.254 triệu đồng so năm 2022.
Doanh số cho vay năm 2023 đạt 1.670.350 triệu đồng với 41.925 lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ năm 2023 đạt 959.129 triệu đồng, tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn đạt 90,12%. Tổng dư nợ đến 31/12/2023 đạt 5.268.032 triệu đồng, với 155.579 khách hàng còn dư nợ, tăng 707.960 triệu đồng so với năm 2022, tỷ lệ tăng trưởng đạt 15,53% và đạt 99,95% kế hoạch dư nợ năm.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Đại diện tập trung đề ra các giải pháp khắc phục các khó khăn như: giải ngân nguồn vốn nhận ủy thác địa phương tại một số phòng giao dịch; công tác kiểm tra, giám sát vốn ở một số tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp xã còn chậm so với kế hoạch đã xây dựng; năm 2023 nợ quá hạn và nợ khoanh toàn tỉnh tăng 7.345 triệu đồng so với năm 2022; nâng cao chất lượng hoạt động của một số Tổ tiết kiệm và vay vốn sếp loại trung bình, yếu; khách hàng đi khỏi nơi cư trú không có thông tin và có thông tin địa chỉ không cụ thể;…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Minh Tuấn nhấn mạnh, ngoài tiếp tục thực hiện tốt quy chế hoạt động, Ban Đại diện HĐQT các cấp cần nâng cao chất lượng hoạt động, xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát năm 2024 của Ban Đại diện từng cấp phù hợp với tình hình, đặc thù của địa phương, phân công thành viên phụ trách địa bàn cụ thể. NHCSXH tỉnh, huyện, thành phố rà soát các nguyên nhân, hạn chế, kịp thời tham mưu Ban Đại diện để có giải pháp đảm bảo thực hiện đạt các chỉ tiêu đề ra, ngày càng phát huy hiệu quả nguồn vốn TDCS, đảm bảo nguồn vốn kịp thời đến với các đối tượng chính sách…