Hình Ảnh Việt Nam Trên Bản Đồ Thế Giới

Hình Ảnh Việt Nam Trên Bản Đồ Thế Giới

Việt Nam - điểm đến thân thiện, hấp dẫn

Hoạt hình Việt Nam phát triển mạnh mẽ, sánh vai các cường quốc

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội nêu quan điểm tại buổi giới thiệu 4 dự án phim hoạt hình điện ảnh, trong khuôn khổ Liên hoan phim Hoạt hình lần thứ I Dòng khát vọng. Ông chia sẻ niềm vui khi hoạt hình Việt Nam phát triển mạnh mẽ, sánh vai với các cường quốc năm châu.

"Các bạn trẻ đã giúp chúng tôi có thêm niềm tin, sự tự hào vào một lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với nền công nghiệp điện ảnh nói riêng và lĩnh vực văn hoá quốc gia nói chung", PGS.TS Bùi Hoài Sơn nói.

Đại diện Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội chia sẻ về 4 trụ cột then chốt mà các nhà sáng tạo, các doanh nghiệp sản xuất phim hoạt hình Việt Nam cần lưu ý.

Nêu vấn đề về thúc đẩy tài năng sáng tạo, ông Sơn cho rằng với những thành tựu mà hoạt hình nước nhà đã đạt được trong 65 năm qua, cùng với đội ngũ đạo diễn, nghệ sĩ, nhà sản xuất trẻ đầy nhiệt huyết, sáng tạo sẽ tạo nên những sản phẩm đa dạng, đặc sắc, xứng tầm với tiến trình phát triển công nghiệp văn hóa của đất nước.

Tận dụng nguồn tư liệu quý từ kho tàng văn hóa dân tộc

Theo PGS. TS Bùi Hoài Sơn, các doanh nghiệp làm phim hoạt hình nên lưu tâm việc khai thác kho tàng văn hóa dân tộc, khi chúng ta có kho tàng văn hóa, nghệ thuật phong phú, những câu chuyện, truyền thuyết, nhân vật, sự tích, dấu ấn trong lịch sử dân tộc, để tạo nên những sản phẩm điện ảnh có bản sắc riêng giữa thị trường điện ảnh hoạt hình thế giới.

Về việc ứng dụng công nghệ, theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, đây là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng phim hoạt hình, đặc biệt là phim phát ra thị trường quốc tế.

"Hiện các nhà làm phim trẻ đang thể hiện được tố chất con người Việt Nam. Đó là tiếp cận nhanh, đúc rút nhanh, chuyển đổi nhanh các công nghệ trên thế giới để đưa về Việt Nam", ông Sơn nêu quan điểm.

Nhắc tới điểm yếu của các nhà sản xuất trong khai thác thị trường, ông Sơn nhắn nhủ tới các đơn vị làm phim nỗ lực để có chất lượng tốt, đưa sản phẩm đến được thị trường, đặc biệt là thế giới. Ông Sơn mong muốn các doanh nghiệp phát hành phim đẩy mạnh khai thác thị trường, để những sản phẩm có tính đặc trưng, trở thành thương hiệu mạnh của quốc gia.

"Đây là mối quan tâm không chỉ của ngành hoạt hình mà còn đối với hầu hết các lĩnh vực công nghiệp văn hóa nói chung. Khả năng chuyển đổi kinh doanh các sản phẩm văn hóa là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn nữa", ông Sơn nói thêm.

Liên hoan phim Hoạt hình lần thứ I Dòng khát vọng do Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) chủ trì, Học viện Đào tạo hoạt hình quốc tế Sconnect (SAMA) và Liên minh Sáng tạo Nội dung số Việt Nam (DCCA), phối hợp cùng Đại sứ quán Pháp vừa tổ chức.

Lần đầu tiên hoạt hình Việt Nam chứng kiến sự đổ bộ của 4 bộ phim hoạt hình điện ảnh Make in Vietnam. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước đi dài của các doanh nghiệp sản xuất hoạt hình trong nước.

4 dự án phim hoạt hình Make in Việt Nam sẽ lên màn ảnh rộng trong năm 2025 bao gồm “Wolfoo và cuộc đua Tam giới” (2D) cùng “Chiến binh gốm - Blank Blank” (Stopmotion) của Sconnect Studio, “Truyền thuyết Kim ngưu” (3D) của Alpha Studio và “Zombie mắt lác” (3D) của Colory Studio.

Theo Tập đoàn Gartner, dự báo chi tiêu công nghệ thông tin toàn cầu ước tính trong năm 2024 đạt khoảng 5.000 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2023 và tiếp tục gia tăng khi kinh tế thế giới phục hồi trở lại. Trong số 5.000 tỷ này có chia ra các nhóm chi tiêu, có thể mở rộng khả năng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Cũng theo dự báo của Statista trong cơ cấu chi tiêu công nghệ thông tin của toàn cầu, chi tiêu cho dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ truyền thông chiếm tỷ trọng chi tiêu lớn nhất với khoảng 1.500 tỷ USD mỗi loại hình. Theo đó chi tiêu phần mềm doanh nghiệp với khoảng 1.000 tỷ USD cho các phân khúc công nghệ thông tin thúc đẩy chuyển đổi số trên nhiều ngành khác nhau bao gồm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, tự động hóa quy trình và dịch vụ dữ liệu đám mây.

Nhiều cơ hội phát triển trên thị trường thế giới

Nhận thấy tiềm năng tăng trưởng công nghệ thông tin của thị trường thế giới vẫn còn rất lớn và tăng đều ổn định theo từng năm. Tiềm năng phát triển của doanh nghiệp công nghiệp số Việt Nam ở thị trường nước ngoài, khi so chi tiêu công nghệ thông tin, chuyển đổi số toàn cầu. Điều đó cho thấy vẫn còn rất nhiều cơ hội phát triển công nghệ thông tin trên thị trường nước ngoài cho doanh nghiệp Việt.

Nhằm giúp DN công nghệ số Việt Nam đi ra toàn cầu, đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo mạnh mẽ thông qua Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 20/1/2024 trong đó đã nhấn mạnh việc xây dựng chính sách, giải pháp tạo lập thị trường cho các DN công nghệ số Việt Nam.

Cùng với đó Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số và các chính sách thúc đẩy DN công nghệ số ra nước ngoài là một nội dung quan trọng đang được rà soát, cập nhật bổ sung trong nội dung dự thảo nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN công nghệ số đi ra nước ngoài

Theo số liệu của Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT), Bộ TT&TT hiện nay Việt Nam có khoảng trên 1.500 DN công nghệ số Việt đi ra nước ngoài với ước tính doanh thu của thị trường nước ngoài hiện nay khoảng 7,5 tỷ USD tương đương 80% tổng doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Qua khảo sát của Cục Công nghiệp CNTT-TT cho biết thị trường xuất khẩu phần mềm và dịch vụ CNTT năm 2023 tiếp tục có sự tăng trưởng khoảng 4 - 8% dù kinh tế toàn cầu bị suy thoái. Doanh nghiệp (DN) FPT là đơn vị xuất khẩu chủ lực trong đó sản phẩm phần mềm đã cán mốc 1 tỷ USD, thị phần xuất khẩu khẳng định vị thế số 1 về xuất khẩu phần mềm của Việt Nam. Các DN vẫn tăng trưởng rất cao từ 20 - 40% thậm chí VMO, Rikkeisoft doanh thu xuất khẩu tăng 50 - 60% so với năm 2022. Doanh thu sản xuất phần mềm năm 2023 ước đạt khoảng 4,3 tỷ USD trong đó doanh thu xuất khẩu khoảng 4 tỷ USD.

Theo đó trong báo cáo Chỉ số địa điểm dịch vụ toàn cầu (Global Service Location Index) cho biết năm 2023 của Tập đoàn A.T. Kearney, Việt Nam tiếp tục nằm trong top 10 quốc gia trên thế giới cũng như top 10 khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong số 78 quốc gia được xếp hạng.

Nhấn mạnh về vấn đề này ông Lê Nam Trung, Phó Cục trưởng Cục công nghiệp CNTT-TT cho biết, Bộ TT&TT đã và đang có chủ trương đưa DN công nghệ số ra nước ngoài, từ đó mở ra không gian mới, giúp DN mở rộng thị trường, tăng trưởng doanh thu và khẳng định uy tín của thương hiệu sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam, khẳng định vị thế của CNTT Việt Nam trên bản đồ thế giới, đóng góp giá trị cho ngành.

Đặc biệt trong năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 đoàn đưa doanh nghiệp ra nước ngoài tại một số quốc gia như Singapore, Úc, New Zealand, Anh, Mỹ, Nhật, Tây Ban Nha kết nối 50 doanh nghiệp Việt Nam đến với hơn 3.000 doanh nghiệp quốc tế trong các phân khúc BPO, ITO, Automotive, Fintech, semiconductor, tổ chức hơn 100 cuộc busines matching của doanh nghiệp công nghệ thông Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài.

Ngoài ra, Bộ cũng đã tổ chức giới thiệu hơn 50 sản phẩm công nghệ Make in Viet Nam tiêu biểu đến toàn thế giới tại Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu, tạo cơ hội quảng bá sản phẩm công nghệ số Việt Nam tới bạn bè quốc tế trong khuôn khổ sự kiện.

Các doanh nghiệp ngày càng tiến xa

Việc tổ chức cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam (phần lớn là doanh nghiệp phần mềm) có nhu cầu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm công nghệ số ra nước ngoài với đại diện 11 tham tán thương mại của Việt Nam tại 10 nước trên thế giới gồm Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Lào, Campuchia.

Cùng với sự phát triển về năng lực công nghệ, phát huy các thế mạnh về nguồn nhân lực công nghệ cao, các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng tự tin hơn khi mở rộng thị trường, đi ra thế giới, như tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Đi ra nước ngoài là cạnh tranh với những người xuất sắc nhất. Đây là cách để chúng ta trở nên xuất sắc, có năng lực cạnh tranh quốc tế. Cũng vì có năng lực cạnh tranh quốc tế mà chúng ta tồn tại được lâu dài ở trong nước. Đi ra nước ngoài cũng là để bảo vệ Việt Nam"

Nhằm khích lệ tinh thần các DN công nghệ số đã và đang phát triển, đầu tư, kinh doanh tại thị trường nước ngoài. Tại Diễn đàn số và Ngày Công nghệ Thông tin Việt Nam tại Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã trao bằng khen của Bộ trưởng, vinh danh các doanh nghiệp CNS Việt Nam đầu tư, kinh doanh, cung cấp dịch vụ, giải pháp cho đối tác tại Nhật Bản như: FPT, CMC, Rikkeisoft, Luvina, VTI, Kaopiz.

Cũng như Nhật Bản, thị trường công nghệ của Hàn Quốc có tính cạnh tranh rất cao, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng trao bằng khen cho các doanh nghiệp tiêu biểu đã đầu tư kinh doanh tại Hàn Quốc tại Diễn đàn số Việt Nam – Hàn Quốc 2024 được tổ chức tại thành phố Seoul gồm FPT, CMC, NTQ.

Việc các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang chứng minh được năng lực, cung cấp dịch vụ cho các đối tác đang là bước tiến then chốt, tạo tiền đề quan trọng để tiếp tục tiến ra các nước, khu vực khác trên thế giới. Cùng với sự phát triển về năng lực công nghệ, phát huy các thế mạnh về nguồn nhân lực công nghệ cao, các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng tự tin hơn khi mở rộng thị trường, đi ra thế giới.