Cuộc Xung Đột Triều Tiên Và Hàn Quốc

Cuộc Xung Đột Triều Tiên Và Hàn Quốc

Việc Triều Tiên cho nổ tung một số đoạn đường bộ và đường sắt nối liền với Hàn Quốc vào ngày 15/10 là một trong những động thái làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc nhấn mạnh, hành động của Triều Tiên là "cực kỳ bất thường".

năm Nga sáp nhập Crimea và cuộc xung đột Ukraine ngày nay

Cách đây đúng một thập kỷ, Tổng thống Putin tiến hành sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga (trước đó, Crimea do Ukraine quản lý). Đến tháng 2/2022, Nga tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm vào Ukraine. Cho tới nay, xung đột vũ trang Nga - Ukraine đã bước sang năm thứ 3.

Lãnh đạo Crimea (thân Nga) bắt tay với Tổng thống Nga Putin vào ngày 18/3/2014 sau khi ký Hiệp ước Crimea gia nhập Nga. Ảnh: Sputnik.

Việc Nga chiếm được bán đảo Crimea một cách nhanh chóng và không đổ máu đã chạm sâu vào tình cảm ái quốc của người dân Nga và làm uy tín, tiếng tăm của ông Putin tăng vọt tại xứ Bạch Dương. Bán đảo Crimea từ trước đó đã là nơi đặt Hạm đội Biển Đen của Nga.

Sau đó, câu “Crimea là của chúng ta!” nhanh chóng trở thành một khẩu hiệu phổ biến tại Nga. Tổng thống Putin đã khơi gợi lại tình cảm dân tộc đó trong sự kiện văn hóa vào tối 18/3/2024 trên Quảng trường Đỏ để kỷ niệm tròn 10 năm ngày Nga sáp nhập Crimea. Tại sự kiện, ông Putin gọi việc sáp nhập này là “sự kiện vĩ đại trong lịch sử nhà nước chúng ta”.

Quyết tâm của Tổng thống Putin không thay đổi trong vấn đề Ukraine

Nay ông Putin đã tái đắc cử tổng thống Nga để tại vị thêm một nhiệm kỳ 6 năm nữa. Ông quyết tâm mở rộng các thành quả của mình tại Ukraine trong bối cảnh quân đội Nga giành được nhiều thành công trên chiến trường, còn viện trợ của phương Tây cho Ukraine sụt giảm mạnh.

Tổng thống Putin hiện vẫn chưa bộc lộ rõ mình muốn kiểm soát bao nhiêu phần trăm đất đai tại Ukraine. Tuy nhiên, một số phụ tá hàng đầu của ông vẫn đề cập chuyện đánh chiếm thủ đô Kiev và cắt đứt quyền tiếp cận của Ukraine đối với Biển Đen.

Xung đột Nga - Ukraine, cuộc xung đột lớn nhất tại châu Âu kể từ sau Thế chiến II, đã chứng kiến căng thẳng giữa Nga và phương Tây gia tăng tới mức độ hiếm thấy kể cả trong những khoảnh khắc lạnh gáy nhất của Chiến tranh Lạnh trước đây.

Khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, ông Putin nói rằng ông thuyết phục giới lãnh đạo phương Tây hãy lui lại. Mẹo của ông Putin khi ấy là nhắc nhở các quan chức phương Tây về năng lực vũ khí hạt nhân của Nga.

Từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, ông Putin thường xuyên đưa ra cảnh báo về nguy cơ chiến tranh hạt nhân và khả năng Nga triển khai các loại vũ khí hạt nhân của mình. Như mới đây, trong Thông điệp liên bang vào tháng 2/2024, Tổng thống Putin tuyên bố phương Tây có rủi ro hứng chịu chiến tranh hạt nhân nếu dính líu sâu vào cuộc xung đột ở Ukraine. Lần gần đây nhất, Tổng thống Putin nói rằng Nga sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu chủ quyền của Nga bị đe dọa.

Nhà phân tích Tatiana Stanovaya cho rằng ông Putin cảm thấy tự tin hơn bao giờ hết trong bối cảnh “điện Kremlin ngày càng tin tưởng vào lợi thế quân sự của mình ở Ukraine, còn phương Tây bộc lộ sự yếu thế và phân mảnh”.

Nhà lãnh đạo Nga 72 tuổi coi xung đột Ukraine là một trận chiến sinh tử của Nga chống lại phương Tây, trong đó Moscow sẵn sàng bảo vệ các thành quả của mình bằng mọi giá.

Mối bận tâm của ông Putin đối với vấn đề Ukraine thể hiện rất rõ trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ Tucker Carlson gần đây. Khi ấy, ông Putin đã có bài thuyết giảng dài nhằm chứng minh rằng phần lớn lãnh thổ Ukraine về mặt lịch sử từng thuộc Nga . Mười năm trước, ông đưa ra lập luận tương tự khi nói rằng Moscow cần bảo vệ những người nói tiếng Nga ở Crimea và giành lại lãnh thổ của mình.

Ông Putin từng hy vọng vào một thỏa thuận hòa bình

Khi vị tổng thống thân Nga tại Ukraine bị lật đổ vào năm 2014 (Moscow coi đây là đảo chính do Mỹ đạo diễn), Tổng thống Putin đã phản ứng bằng việc đưa quân tới chiếm bán đảo Crimea và kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga (phương Tây coi động thái này là bất hợp pháp).

Nga sau đó sáp nhập Crimea vào ngày 18/3/2014. Khi ấy chỉ có một số nước như Triều Tiên và Sudan công nhận động thái này.

Các tuần sau đó, lực lượng ly khai gốc Nga phát động cuộc nổi dậy ở miền Đông Ukraine, chiến đấu với lực lượng Kiev. Lúc đó, điện Kremlin từ chối gửi quân và vũ khí ủng hộ lực lượng nổi dậy dù rằng phương Tây cho rằng Nga có động thái giúp đỡ đó.

Sau này, những người mang quan điểm cứng rắn tại Nga đã chỉ trích ông Putin năm đó đã không chiếm trọn luôn Ukraine trong bối cảnh chính phủ Kiev có nhiều bất ổn và quân đội Ukraine còn non yếu.

Thay vì can thiệp quân sự, nhà lãnh đạo Putin lựa chọn một giải pháp hòa bình cho miền Đông Ukraine . Ông Putin khi ấy hy vọng thỏa thuận đó sẽ cho phép Moscow gây ảnh hưởng với nước láng giềng.

Thỏa thuận Minsk 2015, do Pháp và Đức làm trung gian sau những thất bại của lực lượng Kiev, buộc Ukraine phải trao cho các vùng ly khai quyền tự trị rộng rãi, bao gồm việc hình thành lực lượng cảnh sát riêng.

Nếu thỏa thuận này được thực hiện đầy đủ, nó sẽ cho phép Moscow tạo ảnh hưởng lên các chính sách của Kiev và ngăn Ukraine gia nhập khối quân sự NATO. Tuy nhiên, nhiều người Ukraine lại xem thỏa thuận đó là sự phản bội các lợi ích dân tộc.

Nga xem việc ông Zelensky đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Ukraine năm 2019 như cơ hội để hồi sinh lại thỏa thuận Minsk. Thế nhưng, ông Zelensky không thay đổi lập trường của mình, khiến thỏa thuận tiếp tục bị đình trệ, còn ông Putin thì ngày càng không hài lòng.

Kịch bản Crimea không lặp lại, Nga vẫn giành lợi thế lớn

Khi Tổng thống Putin tuyên bố mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine vào ngày 24/2/2022, Nga hy vọng Ukraine sẽ thất thủ nhanh chóng như ở Crimea. Nhưng nỗ lực đánh chiếm thủ đô Kiev đã thất bại và quân Nga buộc phải rút khỏi ngoại ô thành phố này.

Nhà phân tích chính trị người Nga Abbas Gallyamov cho rằng ông Putin vào đầu năm 2022 từng có ý định lặp lại kịch bản Crimea trên một quy mô lớn hơn.

Tuy nhiên khi Ukraine phản công vào mùa thu 2022, quân Nga đã phải rút khỏi nhiều vùng rộng lớn ở miền Đông và miền Nam Ukraine.

Thế nhưng tình hình lại thay đổi một lần nữa. Vào năm 2023, cuộc phản công của Ukraine thất bại thảm hại. Ukraine đã không thể cắt đứt được hành lang đất của Nga nối tới Crimea. Lực lượng quân sự của Kiev hứng chịu thương vong lớn khi cố gắng đột phá qua phòng tuyến nhiều lớp của Nga.

Lúc phương Tây bắt đầu giảm sự hậu thuẫn cho Ukraine do tình hình chính trị nội bộ ở Mỹ và Ukraine cạn kiệt vũ khí đạn dược thì quân đội Nga gia tăng áp lực dọc theo tiền tuyến hơn 1.000km, sử dụng hàng trăm ngàn lính tình nguyện và những vũ khí mới bổ sung.

Sau khi chiếm được thành trì lớn của Ukaine ở phía Đông là Avdiivka vào tháng 2/2024, Nga đã thọc sâu hơn nữa vào tỉnh Donetsk, còn Tổng thống Ukraine Zelensky khẩn thiết xin phương Tây viện trợ thêm vũ khí cho họ.

Đứng trước Hạ viện Mỹ mới đây, Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) William Burns nhấn mạnh tính cấp bách của viện trợ quân sự từ Mỹ. Ông Burns nói: “Theo đánh giá của chúng tôi, nếu được viện trợ bổ sung, Ukraine có thể tự giữ được tiến tuyến trong suốt năm 2024 và sang đầu năm 2025. Ngược lại, nếu không nhận được viện trợ, Ukraine sẽ mất đất, có thể là đáng kể lãnh thổ trong năm 2024 này, như đã xảy ra tại Avdiivka”.

Giới phân tích nhận định Ukraine đang ở trong thế nguy hiểm khi dòng viện trợ từ phương Tây suy giảm. Ben Barry - nghiên cứu viên cao cấp tại Viện quốc tế Nghiên cứu chiến lược (IISS, có trụ sở ở London) cho rằng trong kịch bản xấu nhất, một số chiến tuyến của Kiev có thể sụp đổ.

Hàn Quốc tổ chức duyệt binh lớn nhất 10 năm qua vừa để dằn mặt Triều Tiên, vừa nhằm tăng cường ủng hộ của dư luận trong nước, theo chuyên gia.

Khoảng 7.000 quân nhân và 340 khí tài các loại hôm 26/9 tham gia duyệt binh ở Seoul nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập quân đội Hàn Quốc. Đây là cuộc duyệt binh lớn nhất của Hàn Quốc kể từ năm 2013, với hai phần gồm diễu duyệt tại căn cứ không quân Seoul và trình diễn trên đường phố ở khu Gwanghwamun ở trung tâm thủ đô.

Đây là lần hiếm hoi quân đội Hàn Quốc phô diễn các khí tài mạnh nhất trong biên chế với người dân, khi các tổ hợp xe tăng, pháo tự hành, tên lửa diệt hầm ngầm, máy bay không người lái di chuyển trên đường phố bất chấp trời mưa.

Soo Kim, cựu chuyên viên phân tích của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), nhận định cuộc duyệt binh là "động thái răn đe công khai" mà chính phủ Hàn Quốc gửi tới lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

"Triều Tiên phải nhận thức rõ ràng rằng vũ khí hạt nhân sẽ không bao giờ có thể đảm bảo an ninh cho họ. Nếu Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân, phản ứng áp đảo từ liên quân Hàn Quốc và Mỹ sẽ chấm dứt sự tồn tại của họ", Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu trước các binh sĩ sau khi kiểm tra đội hình duyệt binh tại căn cứ không quân Seoul.

Hàn Quốc kỷ niệm 75 năm thành lập quân đội

Binh sĩ, khí tài Hàn Quốc diễu duyệt tại căn cứ không quân Seoul hôm 26/9. Video: Reuters

Một trong những điểm nhấn của lễ duyệt binh là tên lửa Hyunmoo, dù quân đội Hàn Quốc không tiết lộ phiên bản được huy động cho sự kiện. Đây là loại tên lửa được Hàn Quốc phát triển để chuyên đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên.

Hàn Quốc từ năm 2021 phóng thử 4 loại tên lửa đạn đạo và hành trình từ mặt đất, tàu ngầm và máy bay nhằm tăng năng lực răn đe Triều Tiên. Các mẫu tên lửa này có tầm bắn 350-800 km, trang bị đầu đạn đặc biệt để công phá hầm ngầm kiên cố của đối phương.

Phiên bản mới nhất có tên Hyunmoo-5 được cho là có thể mang đầu đạn nặng 8-9 tấn, đủ khả năng phá hủy các mục tiêu trong hầm ngầm sâu dưới lòng đất. Triều Tiên thường bố trí các vũ khí chiến lược của mình trong hầm ngầm dưới núi đá, nhằm tăng cường khả năng bảo vệ khi xung đột nổ ra.

Dòng tên lửa Hyunmoo là trọng tâm trong Chiến dịch trừng phạt và trả đũa quy mô lớn của Hàn Quốc (KMPR), kế hoạch tác chiến nhằm làm mất khả năng lãnh đạo của Triều Tiên trong trường hợp xảy ra xung đột lớn, cũng là một trong ba trụ cột răn đe của Seoul.

"Họ muốn thể hiện rằng Seoul sẽ không lùi bước hoặc tìm cách hòa giải với Bình Nhưỡng", ông nói.

Peter Layton, chuyên gia tại Viện Griffith Asia ở Australia, cho rằng ngoài thông điệp răn đe Triều Tiên, cuộc duyệt binh còn nhắm tới khơi dậy tình cảm dân tộc của "nhiều tầng lớp người dân Hàn Quốc".

"Cuộc duyệt binh và sự xuất hiện của Tổng thống Yoon giúp người dân Hàn Quốc thấy rằng đất nước đang trở thành cường quốc trên trường quốc tế, đóng vai trò then chốt với thế giới. Nó cũng tăng cường hình ảnh cho ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc, vốn đang đạt được nhiều thành công đáng kể trong xuất khẩu, giữa lúc nhiều ngành kinh tế bị trì trệ", ông nêu quan điểm.

Tổng thống Yoon từng tuyên bố mục tiêu biến Hàn Quốc thành một trong 4 quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, chỉ sau Mỹ, Nga và Pháp. Điều này chưa trở thành hiện thực, nhưng nền công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc đang phát triển rất mạnh mẽ với lượng xuất khẩu khoảng 7 tỷ USD trong năm 2021.

Hàng loạt hệ thống vũ khí do Hàn Quốc tự phát triển và sản xuất đã được đưa ra phô diễn, gồm pháo tự hành K55A1 và K9, cùng tên lửa phòng không L-SAM thế hệ mới. Tiêm kích nội địa KF-21 cũng dự kiến trình diễn trên không, nhưng kế hoạch bị hủy do thời tiết xấu.

Pháo tự hành K55A1 di chuyển trên đường phố thủ đô Seoul của Hàn Quốc hôm 26/9. Ảnh: Reuters

Tại sự kiện, ông Yoon tuyên bố Hàn Quốc sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác an ninh với Mỹ và Nhật Bản, dựa trên "liên minh bền chặt" với Washington, đồng thời thiết lập thế trận an ninh mạnh mẽ bằng cách đoàn kết chặt chẽ với các quốc gia đối tác.

Căng thẳng giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên đang leo thang, trong bối cảnh Bình Nhưỡng tiếp tục phóng thử tên lửa còn Seoul và Washington tăng cường hợp tác quân sự.

Triều Tiên nhiều lần chỉ trích các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn, coi đây là bằng chứng cho thấy liên minh này có thái độ thù địch và muốn thay đổi chế độ ở Bình Nhưỡng. Washington và Seoul khẳng định các cuộc tập trận chỉ mang tính phòng vệ.

"Cuộc duyệt binh nhấn mạnh quan hệ đồng minh vững chắc giữa Hàn Quốc với Mỹ, trong bối cảnh hai nước và Nhật Bản ngày càng xích lại gần nhau nhằm đối phó với chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên", chuyên gia Leyton nói thêm.

Trong một tập thể, luôn xuất hiện những ý kiến trái chiều, cảm nhận và cách suy nghĩ khác nhau. Vì vậy, xung đột là điều không thể tránh khỏi trong mọi tổ chức, doanh nghiệp. Bạn không thể nào “chạy trốn” xung đột, vì vậy bạn cần phải biết cách giải quyết xung đột, để xung đột mang lại lợi ích, hoặc để lại ít “tổn thất” nhất cho cá nhân hoặc tập thể.

Xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác. Xung đột có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và mức độ của xung đột, và vào cách giải quyết xung đột.

Quản trị xung đột là việc nhà quản trị xác định, theo dõi và đưa ra những can thiệp cần thiết để làm giảm bớt các xung đột hay tạo ra nó trong và ngoài tổ chức nhằm phục vụ cho lợi ích của tổ chức.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự xung đột trong một tổ chức. Nhưng hầu hết, các xung đột xảy ra đều bắt nguồn từ việc giao tiếp không hiệu quả. Tính cách không hợp nhau, bất đồng trong cách làm việc hay mâu thuẫn về quyền lợi, áp lực dẫn đến tình trạng không kiểm soát được cảm xúc, sẽ làm xung đột trở nên căng thẳng hơn trong tổ chức.

Xung đột trong tổ chức được phân ra nhiều loại khác nhau:

Đây là loại xung đột về cảm xúc cá nhân, không liên quan đến công việc. Bất đồng ý kiến đến từ thành kiến giữa các cá nhân với nhau là nguyên nhân của xung đột này.

Loại xung đột này bắt nguồn từ những bất đồng về nhiệm vụ và trách nhiệm giữa các bên. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban khác khau, khi làm việc trong cùng một dự án rất dễ xảy ra mâu thuẫn nếu không hiểu cho nhau.

Những suy nghĩ, ý kiến trái chiều về cách thức làm việc, quy trình để hoàn thành dự án, đạt được mục tiêu chung sẽ gây nên xung đột về quy trình.

Một kiểu xung đột thường gặp khi chưa phân rõ về trách nhiệm và nhiệm vụ của từng người. Mỗi người đều tự cho rằng mình là người có quyền quyết định, hoặc công việc đó thuộc trách nhiệm của mình, gây ra tranh cãi và dẫn tới xung đột.

Khi xung đột xảy ra, người quản lý nên tìm hiểu nguyên nhân cặn kẽ, rõ ràng và đánh giá mức độ của sự xung đột để có thể đưa ra cách giải quyết ổn thỏa cho các bên mà không làm tổn hại tới mục tiêu chung và lợi ích chung.