Nhận thức thương hiệu giúp khách hàng làm quen với thương hiệu hoặc sản phẩm thông qua các chương trình khuyến mãi, quảng cáo, truyền thông xã hội, v.v. Một chiến dịch nâng cao nhận thức thương hiệu thành công sẽ giúp một thương hiệu hoặc sản phẩm trở nên nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh. Nhiều thương hiệu có thể kết nối nhận thức thương hiệu với mức độ cân nhắc: Càng nhiều người tiêu dùng biết đến thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn, họ càng có nhiều khả năng cân nhắc mua hàng.Mặc dù hành trình mua hàng không diễn ra theo đường thẳng, song phễu tiếp thị truyền thống vẫn đem lại một phương cách hữu ích để hình dung về hành trình này và chứng minh tầm quan trọng của nhận thức.Nhận thức thương hiệu nằm ở phần trên cùng của phễu, nơi những người tiêu dùng có thể quan tâm tới việc tìm hiểu thêm về các sản phẩm của bạn. Tại đây, nếu có thể thu hút sự chú ý của khách hàng bằng trải nghiệm tích cực, thương hiệu sẽ nâng cao được nhận thức và có thể thôi thúc khách hàng tìm kiếm thêm thông tin.Khi bắt đầu tìm kiếm thông tin, khách hàng sẽ bước sang giai đoạn tiếp theo của phễu: cân nhắc, tức thời điểm họ cân nhắc mua hàng. Ý định mua của khách hàng tăng lên, dựa trên cảm hứng họ có được từ những thông tin đã tìm hiểu. Những khách hàng cảm thấy bị thu hút nhiều hơn dựa trên những thông tin bổ sung sẽ chuyển sang giai đoạn chuyển đổi, khi đó, khách hàng sẽ tìm cách mua hàng.Trong suốt quá trình này, khách hàng tiềm năng của bạn đang thu hẹp các lựa chọn của mình. Các công ty đã có nhận thức về thương hiệu với những khách hàng sẽ dẫn đầu thị trường bởi họ không cần giải thích về mình cũng như những điều khiến họ trở nên khác biệt. Về cơ bản, những công ty này đã giới thiệu về bản thân nên họ có thể tập trung vào việc cung cấp thêm thông tin cụ thể có liên quan đến quyết định mua hàng của người mua tiềm năng.Giả sử, bạn vừa được nghe về một chiếc ti vi tiên tiến mới và khiến bạn quan tâm. Tiếp theo, có hai công ty đang bán cùng một loại ti vi này với mức giá tương tự nhau - một công ty bạn chưa biết tới và một công ty có nhận thức thương hiệu mạnh mẽ. Ngay cả khi bạn chưa bao giờ mua sản phẩm từ công ty thứ hai thì nhận thức thương hiệu vẫn là thế mạnh, đem lại uy tín cho sản phẩm mà công ty này cung cấp. Và đó cũng là lý do vì sao việc xây dựng nhận thức thương hiệu lại quan trọng đến vậy.Sự chú ý của mọi người là có giới hạn. Với vô số thương hiệu đang cạnh tranh để thu hút sự chú ý của cùng một tệp người tiêu dùng, việc trở thành thương hiệu đầu tiên trong suy nghĩ của người tiêu dùng khi họ đang cân nhắc một sản phẩm trong danh mục của bạn là điều rất hữu ích. Các thương hiệu lớn đều hiểu rõ điều này, và đó là lý do tại sao chúng ta biết đến họ. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người tiêu dùng lại có mối liên kết như hiện tại với các thương hiệu này và những gì họ cung cấp. Và không có gì sai khi những thương hiệu nổi tiếng này từ lâu đã đầu tư vào việc nâng cao nhận thức.
Những điều kiện du học Philippines tại các trường Anh ngữ
– Một điểm đặc biệt tại Philippines là không yêu cầu về trình độ văn hóa. Bạn chỉ cần tốt nghiệp tiểu học hay thậm chí có khả năng đọc viết là đủ. Các trường Anh ngữ tại Philippines luôn mở cửa chào đón những ai có đam mê và mong muốn nâng cao kỹ năng tiếng Anh của mình.
– Hộ chiếu của bạn còn hạn ít nhất trên 6 tháng. Với chính sách mở cửa, chính phủ Philippines sẽ miễn Visa cho học viên Việt Nam trong vòng 30 ngày đầu tiên.
Nếu thời gian học của bạn dài hơn thì phải gia hạn Visa mỗi tháng 1 lần theo quy định. Vấn đề gia hạn các trường Anh ngữ sẽ hỗ trợ học viên nên bạn cũng không cần quá lo nghĩ về vấn đề này.
– Philippines cung cấp đa dạng các khóa tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao, từ phổ thông đến chuyên sâu. Đối với các khóa cơ bản sẽ không yêu cầu đầu vào của học viên, nhưng các khóa nâng cao hơn hoặc các khóa luyện thi sẽ yêu cầu mức đầu vào nhất định để học viên có đủ kiến thức để tiếp thu bài học tốt hơn.
– Đáp ứng đủ về mặt tài chính. Mặc dù chi phí du học tại Philippines khá rẻ so với mặt bằng chung của các nước đào tạo tiếng Anh. Mức phí sẽ dao động từ 800-1500USD mỗi tháng tùy vào khóa học và trường học.
Không giống những nước khác cho phép học viên đi làm thêm để trang trải chi phí, tại Philippines bạn chỉ có thể dùng toàn bộ thời gian cho việc học. Nếu quá gượng ép về mặt tài chính sẽ gây áp lực cho bạn và điều đó thì hoàn toàn không tốt cho việc học tập.
– Chính phủ Philippines quy định bạn phải có vé máy bay khứ hồi khi nhập cảnh để đảm bảo lịch trình và thời gian về nước của bạn. Nếu không có vé máy bay khứ hồi bạn sẽ bị nghi ngờ có ý định lưu trú dài hạn tại đất nước này.
Trong trường hợp bạn muốn gia hạn thêm thời gian học tại Philippines thì có thể báo với trường hoặc Đại diện tuyển sinh tại Việt Nam giúp bạn đổi vé máy bay tương ứng.
– Chuẩn bị thư mời nhập học tại trường để xuất trình với hải quan khi bạn nhập cảnh. Sau khi đăng kí với trường bạn sẽ nhận được các giấy tờ liên quan cần thiết để chứng minh bạn sẽ nhập học tại trường Anh ngữ trong một thời gian nhất định. Lưu ý mang theo đầy đủ để tránh tình trạng thiếu sót sẽ bị làm khó.
Điều kiện du học Philippines đối với học sinh Việt Nam khá dễ dàng. Thủ tục đơn giản, phương pháp học hiệu quả lại còn tiết kiệm chi phí nữa. Vì vậy, Philippines trở thành điểm đến lý tưởng để bạn hoàn thành ước mơ chinh phục tiếng Anh của mình.
Công Ty Tư Vấn Du Học EDUPHIL Trụ sở chính: Lầu 7, Toà nhà Thiên Phước (BIDC) , 110 Cách Mạng Tháng 8, p7, q3, HCM. VP HÀ NỘI: Phòng 904, toà nhà Gelex Tower, số 52 Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng. VP HẢI PHÒNG: Phòng 505, Toà nhà Việt Úc, 2/16D Trung Hạnh 5, Lê Hồng Phong, phường Đằng Lâm, Quận Hải An.
Những khóa học tiếng anh ngắn hạn tại Philippines tốt nhất trong năm 2019>>
☎️ Hotline: 028.71099972 – 0937.585.385
📩 Email : [email protected]
TUYỂN DỤNG: NV TƯ VẤN DU HỌC (Educational Counsellor)
Mô tả công việc: - Có kiến thức về du học - Tư vấn trực tiếp cho khách hàng, qua điện thoại và qua email - Hướng dẫn khách hàng hoàn tất hồ sơ du học, visa du học - Liên lạc với các trường học ở nước ngoài về chương trình học - Giải đáp thắc mắc của khách hàng - Theo dõi quá trình học tập của học sinh - Xây dựng mạng lưới hỗ trợ và tăng cường mối quan hệ với sinh viên - Thông dịch cho hội thảo của bộ phận và hỗ trợ các đối tác du học - Tìm hiểu và cập nhật thị trường du học, đối thủ cạnh tranh và các tổ chức giáo dục khác - Tham dự hội thảo tập huấn, triển lãm, hội chợ và các sự kiện du học - Dẫn đoàn du học tham gia chương trình du học hè - Hỗ trợ cấp trên với các công việc được giao
📌 Yêu cầu: - Tốt nghiệp đại học - Nhiệt tình, tự tin, năng động, sáng tạo - Có khả năng thuyết phục, đặc biệt có kỹ năng bán hàng qua điện thoại - Có kinh nghiệm quản lý nhóm - Trình độ tiếng Anh cao cấp - Sử dụng tốt các phần mềm vi tính văn phòng (Word, Excel, PowerPoint, Outlook)
✔️ Phúc lợi: - Lương cạnh tranh + commission hấp dẫn - Đầy đủ bảo hiểm - Được giảm khi đi học các khóa học của ILA( cả nhân viên và người thân, mức discount rất cao) - Làm việc trong môi trường thân thiện, hòa đồng, đề cao tinh thần teamwork. - Có cơ hội thăng tiến và phát triển - Có cơ hội đi nước ngoài
Gửi hồ sơ đến email: [email protected]
CV mẫu tại đây: https://goo.gl/7gCYvE
Xin lưu ý : Ghi rõ "Biết đến tin tuyển dụng tại Danangjob.vn" trong Đơn xin việc (CV) khi nộp hồ sơ cho Nhà tuyển dụng để được ưu tiên. Xin cảm ơn!
Mới đây, Chuỗi Cafe Amazon – chuỗi cà phê hàng đầu tại Thái Lan và khu vực Đông Nam Á – đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến thứ 10 trong kế hoạch mở rộng toàn cầu và chính thức mở 5 cửa hàng, gồm 2 cửa hàng tại Tp.HCM và 3 cửa hàng nằm trong hệ thống siêu thị Go! tại Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh.
Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, Việt Nam vẫn là điểm sáng của đầu tư với tiềm năng phát triển lâu dài, Cafe Amazon đã có kế hoạch mở rộng hệ thống cửa hàng trên khắp cả nước trong tương lai. Riêng năm 2021, Café Amazon dự định mở thêm nhiều cửa hàng tại Tp.HCM và các tỉnh lân cận.
Cần nhấn mạnh, Việt Nam với văn hoá cà phê phong phú từ lâu đã trở thành điểm đến của hàng loạt tên tuổi lớn trên thế giới Starbuck, Coffee Beans and Tea Leaf, My Life Coffee, McCafe… hiện đang chia phần và cạnh tranh song song với các doanh nghiệp lớn nội địa gồm Trung Nguyên, Phúc Long, Highlands, Coffee House, King Coffee…
Ghi nhận, hầu hết các đơn vị đều đang chịu lỗ, tuy nhiên chưa một tay chơi nào có dấu hiệu sẽ dừng mở rộng và chiếm thị phần. Dĩ nhiên, thế lực phía sau của mỗi thương hiệu đều khá vững mạnh, đặc biệt ở khía cạnh trường vốn.
Như vậy, trong cuộc đua ấy, chiến lược đầu tư lâu dài, thậm chí tuyên bố phủ khắp đất nước Việt Nam của Café Amazon được đánh giá là khá hiếu chiến. Là thương hiệu mới mẻ, Café Amazon chắc hẳn sẽ gặp không ít thách thức cho tham vọng tại thị trường Việt Nam. Câu hỏi đặt ra, chuỗi cà phê Thái Lan đang được hậu thuẫn bởi ai?
Tiền thân là cửa hàng tiện dụng
Cửa hàng Café Amazon đặt cạnh các cây xăng tại Thái.
Ghi nhận, Café Amazon thành lập vào năm 2002, xuất phát điểm đơn thuần là cửa hàng bán các mặt hàng tiện dụng cho người lái xe tại các trạm xăng như bánh kẹo, cà phê và vật dụng cá nhân. Được phát triển bởi Công ty kinh doanh bán lẻ và dầu mỏ (PTTOR), chủ trương của người đứng đầu, Giám đốc điều hành Jiraporn Kaosawad, muốn rót cả tỷ USD để hình thành hàng ngàn quán cà phê ở Thái Lan và nước ngoài, hướng đến đa dạng hóa doanh thu bên cạnh lĩnh vực dầu mỏ.
Trong đó, Café Amazon đặt mục tiêu sẽ phát triển mạnh để tối đa hóa lợi nhuận từ các trạm sạc điện trong tương lai. Khi mà, không chỉ cung cấp nhiên liệu, khách hàng của PTTOR trong thời gian chờ đợi sạc điện xe hơi trong khoảng 20 phút sẽ được phục vụ giải khát, mua sắm tại Café Amazon.
Hiện, PTTOR có 2.000 trạm xăng khắp Thái Lan, dự kiến mở thêm 500 trạm đến năm 2025. Tương ứng, Tập đoàn sẽ tăng nhanh số cây xăng có trạm sạc điện từ 30 hiện nay lên 300 đơn vị đến năm 2022. Chiến lược này đi cùng với chủ trương của Chính phủ Thái Lan rằng số xe điện sẽ đạt 1,05 triệu xe vào năm 2025.
Dần phát triển, Café Amazon hiện sở hữu hơn 3.000 cửa hàng trong nước và 9 quốc gia khác trên thế giới. Chuỗi đặt mục tiêu đạt 5.200 cửa hàng trong thời gian tới tại 11 quốc gia, gồm: Thái Lan, Lào, Campuchia, Nhật, Philippines và Myanmar, Oman, Trung Quốc, Malaysia, Singapore và Việt Nam. Trong đó, PTTOR sẽ liên doanh đầu tư chuỗi với các đối tác địa phương.
Tuyên bố rót 3,5 triệu USD vào Việt Nam, Central Group sở hữu 40% vốn
Tương tự tại Việt Nam, PTTOR cũng phát triển chuỗi trong liên doanh với đối tác Central Group, với 60% do PTTOR góp và 40% của Central Group. Ban đầu, Café Amazon dự kiến đầu tư 3,5 triệu USD vào Việt Nam từ cuối năm 2019. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đến tháng 11/2020 Café Amazon mới mở cửa hàng đầu tiên tại Trung tâm thương mại Big C Go! Bến Tre.
Về Central Group – Tập đoàn đa ngành Thái – đã không còn là cái tên xa lạ với hàng loạt thương vụ M&A đình đám cả thập kỷ qua. Chính thức bước vào thị trường Việt Nam từ 7/2011, Central Group đã liên tục thực hiện các thương vụ M&A với tổng giá trị khoảng hơn 6 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực bán lẻ.
Điểm lại, Central Group gây chú ý mạnh khi bắt đầu mở 2 trung tâm thương mại thời trang Robins tại Hà Nội và Tp.HCM vào cuối năm 2014. Đầu năm 2015, Central Group đã chi 100 triệu USD để mua lại 49% cổ phần của Công ty Đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NKT – chủ sở hữu Công ty thương mại Nguyễn Kim với 21 siêu thị điện máy trên cả nước. Cũng trong năm này, Tập đoàn tiếp tục dậy sóng dư luận khi mua lại chuỗi siêu thị Lan Chi. Sang năm 2016, Central Group mạnh tay chi khoảng 1 tỷ USD để mua lại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam…
Theo CRC, ngành dịch vụ tại Việt Nam tăng trưởng 2,34%, đứng đầu là ngành bán sỉ và bán lẻ với 7% tăng trưởng so với cùng kỳ trong quý 4 năm 2020, đóng góp 33,5% vào nền kinh tế. Ngành dịch vụ cũng được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021. Điều này khiến Việt Nam trở thành một trong những thị trường phát triển nhanh nhất và hấp dẫn nhất trên thế giới.
“Kế hoạch 5 năm của chúng tôi sẽ tập trung phát triển đa ngành, đa nền tảng để gia tăng sự hiện diện từ thành thị đến nông thôn, xây dựng các thương hiệu trong lĩnh vực thực phẩm gắn kết chặt chẽ hơn và tập trung nâng cao trải nghiệm người dùng; phát triển các thương hiệu phi thực phẩm cũng như nền tảng đa kênh”, ông Philippe Broianigo, CEO của Central Retail tại Việt Nam chia sẻ.
Năm 2020, CRC đã mở mới 4 trung tâm thương mại GO! tại Trà Vinh, Quảng Ngãi, Buôn Ma Thuột và Bến Tre; tái định vị thương hiệu Big C thành GO! tại 5 chi nhánh, mở mới 1 siêu thị mini go! ở Tam Kỳ Quảng Nam.
Sang năm 2021, Tập đoàn dự đầu tư tiếp 6,6 tỷ Bath (211 triệu USD) để mở mới 4 trung tâm thương mại và đại siêu thị GO! tại Thái Nguyên, Bà Rịa, Thái Bình và Lào Cai và 1 siêu thị mini go! ở Tây Ninh. Bên cạnh đó, Central Retail sẽ tiến hành chuyển đổi 8 đại siêu thị Big C thành đại siêu thị GO! và chuyển đổi 7 siêu thị Big C thành siêu thị Tops Markets. Và, tập đoàn sẽ tiếp tục đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh với mảng phi thực phẩm.
Trở lại với Café Amazon, quan sát, những giới thiệu khai trương của các Trung tâm thương mại Big C Go! gần đây của Central Group thường đi kèm với quảng cáo chuỗi Café Amazone. Điều này đặt nghi vấn sự phát triển song song của hai đơn vị trong thời gian tới.
Trả lời, phía Central Group cho biết thực tế hai bên chỉ có mối quan hệ đầu tư cổ phần, và có những chiến lược phát triển riêng. Dù vậy, được hậu thuẫn bởi hai tập đoàn lớn là PTTOR và Central Group, phần nào phản ánh được những tham chiến của Café Amazon tại Việt Nam là có cơ sở.