Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong năm 2023, trong bối cảnh lạm phát tăng cao và sức mua người tiêu dùng suy giảm ở các thị trường xuất khẩu lớn, ngành dệt may đã phải đối mặt với tình trạng khó khăn do thiếu đơn hàng. Bước sang 2024, liệu khó khăn vẫn còn đó? Ngành dệt may khi nào sẽ xuất hiện tín hiệu hồi phục? Có những doanh nghiệp nào nổi bật để nhà đầu tư quan tâm? Mời anh/chị cùng TechProfit nhận định.
Triển vọng của ngành dệt may năm 2024
Hình ảnh: Giá trị xuất khẩu hàng dệt, may của Việt Nam giai đoạn 2022-2024. (Nguồn: TechProfit.vn)
Trong năm 2023, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 40,3 tỷ USD, giảm 9,2% so với 2022. Hầu hết các tháng, giá trị xuất khẩ đều thấp hơn so với cùng kỳ. Tình trạng lạm phát và nhu cầu cùng chi tiêu người tiêu dùng sụt giảm tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, Nhật, EU đã khiến các đối tác từ nước ngoài liên tục cắt giảm đơn hàng kể từ nửa cuối năm 2022, khiến các doanh nghiệp trong nước rơi vào tình trạng “đói đơn hàng”. Ngoài ra, ngành dệt may Việt Nam cũng đang phải chịu sự cạnh tranh đến từ các đối thủ khác, nổi bật là Bangladesh với chi phí sản xuất thấp hơn đáng kể. Chính vì vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của ngành dệt may trong năm vừa rồi đã chịu tác đông tiêu tục và đi lùi rõ rệt.
Dự báo về xuất khẩu dệt may năm 2024, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đưa ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu toàn ngành khả quan, ở mức 44 tỷ USD, tăng 9.2% so với năm 2023. Với việc nền kinh tế phục hồi tại các quốc gia xuất khẩu dần phục hồi, nhu cầu về các sản phẩm dệt may được kỳ vọng có thể tăng trưởng trở lại. Tuy vậy sự phục hồi sẽ bắt đầu từ nửa sau 2024 đến đầu năm 2025, còn trước mắt, ngành này vẫn cho thấy bối cảnh chung khá ảm đạm và có thể tiếp tục khó khăn và phục hồi chậm hơn dự kiến nếu lạm phát tiếp tục neo cao.
Đặc điểm các mã cổ phiếu ngành dệt may
Ngành xuất khẩu chủ lực: Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với lợi thế nguồn lao động chi phí rẻ. Các doanh nghiệp ngành này cũng không yêu cầu chi phí đầu tư rất lớn, quy mô nhỏ và vừa vẫn có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất tốt. Vì vậy, những thông tin liên quan tới xuất nhập khẩu mặt hàng này cũng có thể tác động trong ngắn hạn tới cổ phiếu các doanh nghiệp dệt may.
Chu kỳ sản xuất và sản phẩm ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: Khi các yếu tố tác động như tính mùa vụ, thời điểm, thị hiếu, lượng đơn đặt hàng,...biến động thì hoạt động sản xuất và doanh thu doanh nghiệp cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Cầu dệt may tăng thì doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, từ đó nâng cao sản lượng và doanh thu giúp giá cổ phiếu sẽ được tác động tích cực và ngược lại.
Giá các nguyên liệu đầu vào có vai trò quan trọng: Giá nguyên liệu đầu vào như bông, xơ, sợi, vải đều ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhà đầu tư nên theo dõi biến động của giá các nguyên liệu này để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
=> Ưu đãi 15 ngày trải nghiệm miễn phí toàn bộ tính năng khi Đăng ký Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư của TechProfit: https://techprofit.vn/signup?utm_source=web08
Top 5 mã cổ phiếu ngành dệt may được quan tâm nhất
Cổ phiếu nhóm ngành dệt may được đánh giá cao trên thị trường, dưới đây là 5 mã cổ phiếu được quan tâm nhất.
VGT là mã cổ phiếu của Tập đoàn dệt may Việt Nam, một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành. Cổ phiếu VGT đang được giao dịch ở mức P/E 100,95, giá 12.500đ/cp (ngày 26/3/2024).
Năm 2023, VGT có doanh thu đạt khoảng 17.225 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 377 tỷ đồng, đều vượt kế hoạch năm 2023. Mục tiêu năm 2024 của công ty là đạt doanh thu 17.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 390 tỷ đồng.
TCM là cổ phiếu của CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công, hiện đang được giao dịch ở mức giá 45.800đ/cp (26/3/2024). Năm 2023 là một năm kinh doanh không thuận lợi với TCM khi doanh thu đạt gần 3.300 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ, lãi ròng đạt 132 tỷ đồng, giảm tới 53% so với 2022. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh trong quý 1/2024 đã khởi sắc khi số lượng đơn hàng đã đạt 98% kế hoạch doanh thu quý. Kế hoạch năm 2024 của TCM là đạt mức tăng trưởng 10% so với 2023.
TNG là mã cổ phiếu của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG, đang được giao dịch ở mức 21.900đ/cp (26/3/2024). Doanh thu năm 2023 TNG đạt 7.085 tỷ đồng doanh thu, hoàn thành 104% kế hoạch năm, tăng 4,6% so với cùng kỳ.
Theo báo cáo mới nhất, tháng 1/2024 TNG đạt doanh thu thuần 524 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ, lãi sau thuế đạt 15 tỷ đồng, tăng tới 168% so với cùng kỳ. Dự đoán năm 2024 công ty sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ khi có nhiều đối tác lớn trên thế giới như Adidas, Nike, Costco, Columbia, Decathlon, The Children’s Place…
Đây là mã cổ phiếu của CTCP Sợi Thế Kỷ, mức giá giao dịch ngày 26/3/2024 là 33.800đ/cp. Năm 2023 cũng là một năm kinh doanh ảm đạm với STK khi doanh thu đạt 1.425 tỷ đồng, giảm 66% so với cùng kỳ, lợi nhuận ròng ghi nhận 87 tỷ đồng, giảm 64% so với 2022.
Tuy nhiên, với việc nhà máy sợi Unitex đã đi vào hoạt động cùng xu hướng sử dụng sợi thân thiện với môi trường của các thương hiệu trên thế giới mở ra tiềm năng phát triển lớn của STK trong tương lai. Dự kiến, tổng công suất nhà máy đạt 99.000 tấn mỗi năm, kỳ vọng doanh thu mỗi năm tăng từ 15 – 20%. Năm 2024, STK kỳ vọng doanh thu tăng 65%, đạt 2.704,8 tỷ đồng.
MSH là mã cổ phiếu của một ông lớn trong ngành dệt may hiện nay – CTCP May Sông Hồng. Giá cổ phiếu MSH ngày 26/3/2024 là 42.900đ/cp, mức P/E là 14.26. Năm 2023, MSH ghi nhận doanh thu bán hàng và doanh thu hoạt động tài chính lần lượt là 4.541,9 tỷ đồng và 191,4 tỷ đồng, giảm 18% và tăng 26% so với cùng kỳ.
MSH kỳ vọng hoạt động kinh doanh sẽ phục hồi trong năm 2024 nhờ việc gia tăng đơn đặt hàng từ các đối tác Walmart và Target. Mặt khác, MSH đang xây dựng nhà máy Xuân Trường II, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động cuối năm 2024 giúp tăng năng suất và tăng doanh thu cho công ty.
Trên đây là những thông tin cơ bản về đặc điểm, tiềm năng phát triển và gợi ý top 5 cổ phiếu dệt may đáng chú ý năm 2024. VNSC mong rằng bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về cổ phiếu ngành dệt may và đưa ra quyết định phù hợp thời gian tới.
Disclaimer: Bài viết chỉ là các thông tin được tổng hợp khách quan, không phải khuyến nghị đầu tư
Tiềm năng cổ phiếu ngành dệt may năm 2024
Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2023 giảm gần 10% so với 2022 do sức mua của các thị trường Mỹ và EU giảm dưới tác động của lạm phát khiến sức mua giảm, các đơn hàng từ những thị trường này cũng giảm từ cuối năm 2022. Áp lực cạnh tranh với Bangladesh về chi phí sản xuất cũng là nguyên nhân khiến số lượng đơn hàng giảm trong năm 2023.
Mặt khác, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu khó khăn, người dân cắt giảm chi tiêu, các mặt hàng may mặc không phải sản phẩm thiết yếu nên nhu cầu giảm. Chỉ khi nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc, sức mua ngành dệt may mới có cơ hội phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Đầu năm 2024, mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu khởi sắc nhưng số lượng hàng tồn kho của các thương hiệu thời trang trên thế giới vẫn ở mức cao, số lượng đơn hàng mới chưa cải thiện. Các chuyên gia kỳ vọng tình trạng này sẽ phục hồi từ nửa cuối 2024 khi hàng tồn kho giảm và lạm phát được kiểm soát tốt hơn.
Một số dấu hiệu tích cực dự báo về về sự phục hồi của cổ phiếu dệt may Việt Nam cuối năm 2024 như sau:
Ngoài ra, một số yếu tố khác như Mỹ và Trung Quốc đã ký những văn bản hợp tác sâu hơn với Việt Nam, tái tuyển dụng lao động ngành dệt may ở phía Nam hay chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày tới năm 2030 được phê duyệt cũng là những tín hiệu tốt cho sự phục hồi của ngành dệt may trong năm 2024. Ngoài ra, đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường quốc tế của Việt Nam là Bangladesh đang gặp phải các vấn đề chính trị, khiến đơn hàng sụt giảm mạnh. Đây cũng là một trong những động lực tăng trưởng chỉnh của các cổ phiếu dệt may hiện nay.