Giới thiệu gia đình với những người ngoại quốc là chủ đề thường gặp trong các cuộc đàm thoại về tiếng Anh. Để có thể giao tiếp trơn chu, bạn cần nắm được ngữ pháp + bộ từ vựng về gia đình. Vậy em gái, chị gái, em trai, anh trai trong tiếng Anh gọi là gì? viết như thế nào? Sau đây là câu trả lời chi tiết cho bạn.
Em trai, em gái, anh trai của tôi tiếng anh là gì?
Dưới đây là một số cụm từ vựng tiếng Anh liên quan tới chủ đề gia đình, bao gồm: vợ chồng tiếng Anh là gì, cô, chú, cháu trai, cháu gái trong tiếng Anh... bạn có thể tham khảo thêm để củng cố vốn từ của mình.
- Anh trai trong tiếng Anh: Brother.- Em trai trong tiếng Anh là Younger Brother, Little Brother hoặc Borther đều được.- Chị gái trong tiếng Anh: Sister.- Em gái trong tiếng Anh: Sister hoặc Younger sister.
Toàn bộ từ vựng về chủ đề gia đình trong tiếng Anh sẽ được tổng hợp qua bảng dưới đây, mời bạn đọc tham khảo, ghi nhớ.
Từ vựng về chủ đề gia đình trong tiếng Anh
Như vậy, quan hệ chị gái, em gái trong tiếng Anh thường sử dụng chung từ Sister còn quan hệ anh trai, em trai tỏng tiếng Anh thường sử dụng từ Brother.
Với giải đáp trên, hi vọng bạn đã biết được em gái, chị gái, em trai, anh trai trong tiếng Anh viết là gì, gọi là gì?
https://thuthuat.taimienphi.vn/em-gai-chi-gai-em-trai-anh-trai-trong-tieng-anh-goi-la-gi-viet-nhu-the-nao-35509n.aspx Bên cạnh cách viết tên em trai, em gái, anh trai, chị gái, Taimienphi.vn còn chia sẻ thêm cách viết công ty cổ phần tiếng Anh là gì giúp bạn đọc biết và viết được công ty cổ phần tiếng Anh là gì nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Theo Khoản 8, Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN và Điều 1 Nghị quyết số 42/2017/QH14, nợ xấu bao gồm: Khoản nợ đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng; khoản nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã mua của tổ chức tín dụng
Các hoạt động phát sinh nợ xấu gồm: cho vay; cho thuê tài chính; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; bao thanh toán; cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng; trả thay theo cam kết ngoại bảng; ủy thác cấp tín dụng; hoạt động mua bán nợ; hoạt động mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết.
Trên thực tế, cho vay và thu nợ là hai mặt của một vấn đề. Nợ xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp, rõ rệt đến việc cho vay. Việc tổ chức tín dụng không thu hồi được nợ thì cũng đồng nghĩa với không có khả năng cho vay. Do đó, nếu việc thu hồi nợ càng ít thì cho vay sẽ càng ít đẩy mức lãi suất lên càng cao.
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN , sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm như sau:
(1) Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn: bao gồm 03 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ trong hạn và nợ quá hạn dưới 10 ngày được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
(2) Nhóm 2 - Nợ cần chú ý: bao gồm 03 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 10 - 90 ngày và nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
(3) Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn: bao gồm 05 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 91 - 180 ngày và nợ đã được gia hạn lần đầu.
(4) Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ: bao gồm 06 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 181 - 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
(5) Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn: bao gồm 08 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn trên 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.
Nợ xấu thuộc các nhóm nợ 3, 4, 5 và có số ngày quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên.
Ví dụ: Báo cáo tài chính quý 3 hợp nhất của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank (mã chứng khoán: VCB) ghi nhận khoản mục cho vay khách hàng như sau:
Nguồn: Báo cáo tài chính quý 3 hợp nhất của Vietcombank
Như vậy, tại thời điểm cuối quý 3 năm nay, nợ xấu của Vietcombank ghi nhận 10.884 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của Vietcombank đã lên 1,16%.
Tuy vậy, điểm tích cực là "ông lớn" Vietcombank đã tăng chi phí dự phòng lên 8.012 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, tại thời điểm cuối tháng 9/2021, ngân hàng đang có hơn 26.432 tỷ đồng dự phòng rủi ro cho vay khách hàng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (một trong những chỉ số dùng để đánh giá khả năng phòng thủ của ngân hàng trước những rủi ro liên quan đến nợ xấu) đạt mức cao là 243%.
Nguồn: Báo cáo tài chính quý 3 hợp nhất của Vietcombank
Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng mà có một khoản nợ bất kỳ được xác định là nợ xấu theo quy định trên thì toàn bộ các khoản nợ còn lại cũng được xác định là nợ xấu. (theo Điều 5 Nghị quyết số 42/2017/QH14)
Cần phải lưu ý rằng, nợ xấu không nhất thiết phải là nợ quá hạn. Ví dụ, nợ đang còn trong hạn, nhưng đã gia hạn đến lần thứ ba (theo định lượng) hoặc được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn (theo định tính) thì sẽ ngay lập tức bị phân vào nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn (theo Điểm d, Khoản 3, Điều 3 Nghị quyết số 42/2017/QH14).
Do vậy, nợ xấu ở nhóm cao hơn không nhất thiết phải chuyển từ nợ xấu nhóm thấp hơn một bậc. Thậm chí đang là nợ nhóm 1 tốt nhất cũng có thể bị chuyển ngay sang nợ xấu nhóm 5 xấu nhất.
Tại Việt Nam, hệ thống các ngân hàng - công ty tài chính được xem là trung gian tài chính rất quan trọng, đóng vai trò huy động vốn từ các chủ thể có vốn tạm thời nhàn rỗi và cung cấp vốn cho các chủ thể cần vốn; thông qua đó sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng tác động tích cực đến phát triển nền kinh tế.
Do đó, nợ xấu ngân hàng sẽ hạn chế khả năng khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng vì lý do lãi suất và điều kiện vay vốn. Ở mức độ cao hơn, nếu nợ xấu của một ngân hàng phát triển theo chiều hướng xấu, không được giải quyết, ngân hàng có thể đổ vỡ dẫn đến hiệu ứng dây chuyền đối với hệ thống.
Cụ thể hơn, nợ xấu là dấu hiệu của chất lượng cho vay kém, hiệu quả hoạt động tín dụng thấp, đe dọa khả năng thanh khoản, hạn chế phát triển hoạt động tín dụng. Việc duy trì tỷ lệ nợ xấu cao sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng, hạn chế năng lực cạnh tranh trong hệ thống, và là nguyên nhân rủi ro lãi suất. Việc trích lập dự phòng nợ xấu cũng sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng hơn, khi nguồn bù đắp rủi ro không đủ, nợ xấu sẽ ăn vào vốn tự có của ngân hàng.
Hiện nay, tất cả các thông tin về người vay nợ bao gồm các khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam - CIC trong thời hạn từ 03 - 05 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.
Những khách hàng nằm trong các nhóm nợ 3, 4, 5 sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác.
Hành xử phản cảm của khách du lịch
Cuối tháng 4, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ngắn kèm tiêu đề “bán 3 quả dứa với giá 500 nghìn cho khách nước ngoài trên phố cổ Hà Nội” gây xôn xao dư luận. Hàng loạt lời chỉ trích của cộng đồng mạng nhằm vào người bán hàng - bà N.T.T với suy nghĩ người phụ nữ này đã “chặt chém” khách nước ngoài.
Ngay sau đó, bà N.T.T được “giải oan” khi cơ quan chức năng đã thông tin cụ thể về vụ việc, rằng, bà N.T.T. bán 1 quả dứa đã gọt sẵn với giá 50 nghìn đồng/túi và giơ 5 ngón tay để báo giá. Sau khi 2 nữ khách nước ngoài đưa tờ 500 nghìn đồng để trả tiền dứa và được trả lại 450 nghìn đồng, không hiểu vì lý do gì mà họ đòi thêm 2 quả dứa chưa gọt. Thấy vậy, bà T. không đồng ý dẫn đến lời qua tiếng lại. Một trong hai nữ du khách đã hất văng sạp hàng hoa quả của bà T. xuống đất.
Từ câu chuyện trên cho thấy, đứng trước một sự việc, đặc biệt là những mâu thuẫn, tranh cãi trong quá trình cung cấp dịch vụ, cộng đồng cần có cái nhìn khách quan và công tâm khi đánh giá về đối tượng nào đó. Với bất cứ trường hợp xung đột nào, việc có những hành động gây gổ, phá hoại đồ đạc trong lúc du lịch là lối ứng xử thiếu văn minh.
Nhiều năm qua, cùng với việc các hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, ngày càng có thêm nhiều câu chuyện du khách hành xử “xấu xí” khi đến các cơ sở du lịch ở Việt Nam.
Tại các hang động của Vịnh Hạ Long - một trong những kỳ quan thiên nhiên thu hút khách du lịch bậc nhất ở Việt Nam, xuất hiện nhiều bút tích, ký tự cả mới lẫn cũ, tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài bị khắc vẽ, bôi bẩn. Có những chữ đã in sâu dấu vết vào đá, cũng có nét được viết bằng mực, sơn rất khó tẩy xóa.
Là đơn vị lữ hành thường xuyên tiếp đón khách quốc tế đến Việt Nam, xây dựng tour cho khách trong nước ra nước ngoài, Tamtravel cũng chứng kiến nhiều hình ảnh tiêu cực của khách du lịch. Đại diện đơn vị này cho biết, ở Việt Nam, không thiếu tình trạng du khách cư xử thiếu văn minh khi đặt chân đến các địa phương.
Trước khác biệt về văn hóa, bất đồng về ngôn ngữ, nhiều trường hợp mâu thuẫn trong khi cung cấp dịch vụ du lịch đã xảy ra. Một số du khách cố ý làm trái quy định của các điểm đến dù đã được nhắc nhở trước đó.
Theo bà Võ Thị Kim Ngân, Giám đốc bán hàng Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch Vina Phú Quốc, tình trạng du lịch “xấu xí” xảy ra ở du khách nước ngoài lẫn du khách nội địa. “Nhiều người xả rác bừa bãi, hút thuốc lá nơi công cộng, ăn nói thô tục, thiếu chấp hành quy định của đoàn du lịch”, bà Ngân thông tin.
Có thể kể thêm một số thói xấu thường gặp của người Việt khi đi du lịch như: mặc trang phục tùy tiện, không phù hợp với địa điểm tham quan, đi vệ sinh sai quy định… Những thói quen này đã xảy ra không chỉ ở trong nước mà còn trên nước bạn, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh và uy tín quốc gia, tác động không nhỏ đến cộng đồng du lịch Việt Nam.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển du lịch bền vững thuộc Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, việc du khách hành xử phản cảm, thiếu tôn trọng gây ảnh hưởng tới điểm đến và cộng đồng địa phương là câu chuyện chung của ngành du lịch toàn cầu. “Một trong những giải pháp đã được áp dụng chính là đưa ra các bộ quy tắc ứng xử đối với du khách. Tuy nhiên, hiệu quả còn chưa được như mong đợi”, Phó Giáo sư Vân Hạnh nói.
Hậu quả mà những hành vi “xấu xí” này mang lại là sự tổn hại đối với các danh lam, thắng cảnh, điểm đến. Việc không kiểm soát chặt chẽ tại các điểm khai thác du lịch, bỏ qua cho sự vô ý thức của một số du khách đã tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái và hủy hoại cảnh quan thiên nhiên. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc bảo tồn các những địa điểm lịch sử, không gian đẹp và việc khai thác du lịch.
Theo ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Lữ hành Việt Nam, trước nhiều nỗ lực của các quốc gia để xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh sẽ không thể tránh khỏi các trường hợp du khách vô tình hay cố ý làm trái những quy định mà các điểm đến, địa phương đã đề ra. Lúc này, mỗi đất nước cần có cách xử lý riêng để tránh sự xung đột giữa du khách và những người làm dịch vụ.
Thúc đẩy xây dựng môi trường du lịch văn minh
Trước thực tế nhiều du khách “vô tư” vi phạm các quy định tại những điểm đến, địa phương, nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai các biện pháp để ngăn chặn, ứng phó với du lịch “xấu xí”.
Ở Indonesia, sau hàng loạt báo cáo về việc công dân nước ngoài vi phạm pháp luật tại hòn đảo Bali, từ tháng 3/2023, các nhà chức trách nước này đã quyết định thành lập đội đặc nhiệm chuyên giải quyết các vi phạm của người ngoại quốc trên đảo. Lực lượng này sẽ kiểm tra và nhắc nhở những du khách không tuân thủ chuẩn mực về trang phục khi đi lại trên đường phố, bao gồm cả việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
Một tháng sau đó, vào tháng 4 năm ngoái, chính phủ Italy đã đưa ra dự luật cho khách du lịch. Theo đó, Italy sẽ áp dụng nhiều hình phạt khác nhau, kể cả bỏ tù với những người làm hư hại các tác phẩm nghệ thuật, làm hỏng các cảnh quan. Trước đó, người dân đã vô cùng phẫn nộ khi khách nước ngoài ngang nhiên bơi lội trong các dòng kênh được UNESCO bảo vệ. Một số khác đột nhập vào các di tích lịch sử, lái xe lao xuống những cầu thang nổi tiếng nhất thế giới, đập vỡ các tác phẩm điêu khắc.
Ở Việt Nam, kể từ năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch, nhằm quy định rõ về hành vi, thái độ, thói quen và cách thức xử sự của các tổ chức, cá nhân kể cả khách trong nước và ngoại quốc khi tham gia hoạt động trong ngành này.
Xây dựng một môi trường du lịch văn minh cần có sự chung tay của tất cả các bên liên quan trong ngành du lịch.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển du lịch bền vững
Đối với khách du lịch, Bộ Quy tắc yêu cầu du khách văn minh, tự trọng và trách nhiệm khi tham gia các hoạt động du lịch. Khi đặt chân đến các cơ sở du lịch, họ cần tuân thủ các nội quy, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và cộng đồng địa phương. Đồng thời, ứng xử văn minh, thân thiện và vui chơi lành mạnh.
Xét về khía cạnh ngược lại, cá nhân kinh doanh lĩnh vực này cũng cần bảo đảm thực hiện các quy định của nhà nước như: tuân thủ pháp luật, thực hiện các yêu cầu của địa phương trong kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó, niêm yết công khai và bán đúng giá dịch vụ, tư vấn trung thực về sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Giữa các doanh nghiệp cần cạnh tranh lành mạnh, không chèo kéo, đeo bám, nài ép khách và không có thái độ phân biệt đối xử với khách du lịch.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hạnh chia sẻ: “Xây dựng một môi trường du lịch văn minh cần có sự chung tay của tất cả các bên liên quan trong ngành du lịch”. Các quy định sẽ chỉ phát huy hiệu quả nếu có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành liên quan, cùng sự chung tay từ các cơ sở kinh doanh, cung ứng dịch vụ du lịch, ẩm thực, vận tải, mua sắm và ý thức của du khách lẫn cộng đồng dân cư địa phương.
Cùng quan điểm ấy, Thạc sĩ Vũ Thanh Ngọc, giảng viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay: “Văn hóa du lịch là làm hài hòa tất cả các bên: du khách, người dân, người kinh doanh, điểm đến và thực hiện đúng quy định của nhà nước. Hiện nay, đa số khách du lịch sẽ có thói quen tìm hiểu, tham khảo các quốc gia mình sẽ đến. Họ cần cẩn trọng trước các bẫy thông tin chưa xác đáng, dẫn tới việc cư xử cực đoan và cảnh giác với người dân địa phương”.
Nhìn từ phía trách nhiệm của những đơn vị làm dịch vụ, theo ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Lữ hành Việt Nam, du lịch là dịch vụ đòi hỏi sự tinh tế, giúp cho người thụ hưởng sở hữu tâm thế thoải mái, vui vẻ và hài lòng. Kể cả với những du khách cư xử không đúng mực, những người làm dịch vụ vẫn cần khéo léo để giữ được sự hài hòa giữa quyền lợi của các bên, tránh xô xát, xung đột làm ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh địa phương.
“Trước tình trạng du lịch ‘xấu xí’, tùy vào bối cảnh, câu chuyện, mâu thuẫn mà mỗi quốc gia sẽ có các cách làm phù hợp, hướng xử lý riêng. Đối với Việt Nam, để xây dựng môi trường du lịch thực sự văn minh cần xây dựng, bổ sung các nguyên tắc, quy định cụ thể hơn đối với nhóm đối tượng này”, ông Phùng Quang Thắng cho biết thêm.