Nhắc đến văn hóa ẩm thực Nhật Bản khó ai có thể quên những món ăn tinh tế được thể hiện qua cách chế biến và trình bày cầu kỳ đẹp mắt, dễ dàng chinh phục những thực khách khó tính. Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng thế giới với những món Sushi, Sashimi, Tempura và các loại mì.
Làm cách nào để giảm hoặc tránh được các khoản phụ phí?
Đứng ở góc độ chủ hàng, việc áp đặt các khoản phí từ phía hãng tàu làm tăng chi phí vận chuyển. Vì thế họ mong muốn và tìm cách để giảm thiểu, hoặc nếu có thể thì tránh phải trả (một vài loại) phụ phí cước biển.
Dưới đây là một số điểm lưu ý bạn có thể tham khảo:
Bạn có thể tham khảo thêm danh sách các phụ phí của hãng tàu Maersk tại đây.
Ví dụ giải thích một số phụ phí thường gặp ở Việt Nam
Để giúp bạn đọc dễ hiểu, tôi lấy ví dụ giả định về 1 tuyến vận chuyển liên quan để minh họa các loại phụ phí cước biển.
Giả sử hãng tàu chỉ chạy 1 tuyến tàu chợ cố định giữa 2 cảng, từ Hải Phòng của Việt Nam đi Laem Chabang của Thái Lan rồi quay lại Hải Phòng.
Khi đó, hãng tàu thu 1 mức cước vận chuyển nhất định nào đó, chẳng hạn 100usd/20’ 200usd/40’. Và để bù đắp cho các khoản chi phí phát sinh mà họ phải chịu, thì các hãng tàu sẽ thu thêm phụ phí như sau:
Qua bài viết này, tôi đã giải thích khái niệm phụ phí cước biển trong vận tải container, kèm theo các loại phí phổ biến hiện nay. Bạn cũng hiểu được bản chất của một số loại phụ phí này qua ví dụ minh họa đơn giản tôi nêu ở phần cuối bài.
Hy vọng bài viết này hữu ích cho bạn đọc.
Chuyển từ Phụ phí cước biển về Vận tải containerChuyển từ Phụ phí cước biển về Trang chủ
Tất tần tật các loại phụ phí cước biển trong vận tải container
Trong vận tải hàng hóa đường biển bằng container, chúng ta thường nghe hoặc tiếp xúc với thuật ngữ Phụ phí cước biển. Chẳng hạn nhân viên sales hãng tàu báo phí thu thêm cho lô hàng xuất khẩu, hoặc nhân viên chứng từ hàng nhập của bên vận chuyển báo một số khoản phí phải trả khi gửi Giấy báo hàng đến.
Vậy phụ phí cước biển là gì và gồm những khoản nào?
Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Phụ phí cước biển là các khoản phí tính thêm vào cước biển trong biểu giá của hãng tàu container. Trong tiếng Anh, thuật ngữ này là surcharge, nhiều người còn hay gọi chưa chính xác lắm là local charge.
Đọc tên "phụ phí" cũng hiểu được là khoản thu thêm, bổ sung cho khoản "chính phí" - trong trường hợp vận tải biển, thì "chính phí" là "cước vận chuyển". Các khoản phụ thu này thường thu ở đầu cảng xếp hoặc cảng dỡ, tức là theo địa phương cụ thể, nên còn được đề cập đến với cái tên là "local charges".
Mục đích của các khoản phụ phí này là để bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh thêm hay doanh thu giảm đi do những nguyên nhân cụ thể nào đó, như giá nhiên liệu thay đổi, bùng phát chiến tranh, tắc nghẽn cảng… Tất nhiên, mức thu cụ thể bao nhiêu cho từng loại phí thì cũng ít thấy hãng tàu nào có lý giải một cách thỏa đáng. Về nguyên tắc, họ thu phụ phí (có thể tăng giảm) là giữ cho mức cước biển được ổn định và minh bạch.
Còn khi cung cầu thị trường cước biến động, hãng tàu điều chỉnh thông qua mức tăng cước chung (GRI - là viết tắt của từ General Rate Increase) hoặc giảm cước chung (GRD - General Rate Decrease).
Các phụ phí hãng tàu áp dụng cũng khá hay thay đổi, và trong một số trường hợp, các thông báo phụ phí mới hãng tàu cung cấp cho người gửi hàng trong thời gian rất ngắn trước khi áp dụng chính thức.
Khi tính toán tổng chi phí, chủ hàng cần lưu ý tránh bỏ sót những khoản phụ phí mà hãng tàu đang áp dụng trên tuyến vận tải mà lô hàng sẽ đi qua.
Với chủ hàng lần đầu nhập khẩu về Việt Nam thì nhiều khi không biết.
Nhiều khách hàng công ty tôi nhập khẩu hàng về Việt Nam theo điều kiện CIF hay CNF, không tính tới phụ phí tại cảng Việt Nam. Đến khi biết phải thanh toán các khoản phí local charges cho hãng tàu mới lấy được lệnh giao hàng (D/O), thì mới ngơ ngác vì không hiểu.
Có trường hợp còn tá hỏa lên, nói sao bên phía người bán nước ngoài đã trả hết phí vận chuyển chặng đường biển rồi (ý nói đến tiền cước biển - Ocean Freight), giờ hãng tàu lại thu thêm nữa? Lúc đó tôi thường giải thích rằng đó là phí hãng tàu thu, không liên quan gì đến dịch vụ thủ tục hải quan và vận chuyển đường bộ của công ty tôi. Và chủ hàng cũng không còn lựa chọn, phải thanh toán cho hãng tàu thôi.
Và thực tế với các chủ hàng thì các khoản phụ thu này vẫn là một gánh nặng chi phí, nhất là khi họ thấy có sự không rõ ràng. Về vấn đề này, có thể tham khảo thêm trong bài viết (tiếng Anh) có tiêu đề là: Shipping Surcharges. Evil? Necessary Evil? Or Just Necessary?
Dịch vụ của Vinalogs giúp bạn xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm!
Phụ phí cước biển - những khoản phổ biến
Trong phần này, tôi sẽ liệt kê các khoản phụ phí thường gặp trong vận tải container bằng đường biển để bạn tiện tra cứu và tham khảo.
BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệuLà khoản phụ phí (ngoài cước biển) do hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)... >>> Xem chi tiết về phụ phí BAF
CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệLà khoản phụ phí hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ... >>> Xem chi tiết về phụ phí CAF
Phí CFS - Phí xếp dỡ hàng lẻ (LCL) tại kho CFS ... >>> Xem chi tiết về phụ phí CFS
CIC (Container Imbalance Charge): Phụ phí mất cân đối vỏ containerLà khoản phụ phí hãng tàu thu của chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển (re-position) một lượng lớn vỏ container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.... >>> Chi tiết phụ phí CIC là gì
COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đếnLà phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…
DDC (Destination Delivery Charge): Phụ phí giao hàng tại cảng đếnKhông giống như tên gọi thể hiện, phụ phí này không liên quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng, mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Người gửi hàng không phải trả phí này vì đây là phí phát sinh tại cảng đích. >>> Chi tiết phí DDC là gìPCS (Panama Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào PanamaPhụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển theo tuyến đường biển qua kênh đào Panama.
PCS (Port Congestion Surcharge)Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn).
PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểmPhụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu. >> Xem chi tiết Phụ phí PSS là gì?
SCS (Suez Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào SuezPhụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez. >> Tìm hiểu thêm về các tuyến vận tải đường biển quốc tế.
THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảngPhụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu... Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác, và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi hoặc người nhận hàng) khoản phí gọi là THC... >>> Xem chi tiết
WRS (War Risk Surcharge): Phụ phí chiến tranhPhụ phí này thu từ chủ hàng để bù đắp các chi phí phát sinh do rủi ro chiến tranh, như: phí bảo hiểm…